Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đốt rơm rạ ngay tại ruộng, sau khi thu hoạch - đây là cách xử lý không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm mất đi phần lớn lượng dinh dưỡng cho đất.
(HBĐT) - Việc đốt rơm, rạ gây ô nhiễm môi trường không khí. Nếu đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng. Đây còn là hành động lãng phí do đã bỏ đi nguồn dinh dưỡng lớn cho đất. Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, bà con nông dân không nên đốt rơm rạ sau thu hoạch. Thay vào đó, hãy sử dụng làm chất độn chuồng, phân ủ hoặc nếu có thể thì nên tận dụng cày vùi xuống đất ruộng để trả lại nguồn dinh dưỡng quý cho đất.
Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV, bình quân mỗi ha đất thu hoạch khoảng 5 tấn thóc, tương đương với chừng đó tấn rơm rạ. Trong rơm rạ, hàm lượng đạm nguyên chất thường chiếm 0,7% tổng lượng chất khô; tương tự với lân nguyên chất, kali nguyên chất là 0,23% và 1,75%. Như thế, mỗi ha rơm rạ có thể cung cấp cho đất 35 kg N, 11, 5 kg P205 và 87,5 kg K20, tương ứng 76kg phân urê, 72 kg phân lân supe và 178 kg phân kaliclorua, ngoài ra là các chất hữu cơ, chất vi lượng mà các loại phân khoáng không thể có được. Nếu bón được thêm 10 tấn phân chuồng thì tổng từ hai nguồn này có thể cung cấp cho đất được 120 kg urê, 290 kg supe lân và 280 kg kaliclorua - cao hơn tổng lượng phân bón hóa học bình quân mà nông dân trong tỉnh hiện đang sử dụng. Thực tế hiện nay tại tỉnh ta, chỉ một phần nhỏ số rơm rạ sau thu hoạch được người nông dân tận dụng làm thức ăn cho trâu, bò hay làm chất độn chuồng, còn lại phần lớn bị vứt bỏ hoặc đốt đi. Thế nghĩa là bà con nông dân đã lãng phí một nguồn dinh dưỡng quý cho đất. Chính vì vậy, cần thay đổi nhận thức của bà con nông dân về vấn đề này: Ngay sau khi thu hoạch xong diện tích lúa, bà con nên tiến hành cày vùi rơm rạ để tận dụng nguồn dinh dưỡng cho đất.
Đối với đặc điểm thời vụ sản xuất của tỉnh ta, cày vùi rơm rạ được đánh giá là cách xử lý tàn dư sau thu hoạch khá phù hợp và hữu hiệu. Theo khung thời vụ chung vẫn áp dụng hàng năm, khoảng thời gian kết thúc thu hoạch vụ trước đến lúc bắt đầu gieo cấy vụ sau thường là 20 - 45 ngày. Đây là khoảng thời gian đủ để tiến hành việc cày vùi rơm rạ (thời gian khuyến cáo tối thiểu là 20 ngày trước khi cấy). Trong trường hợp có áp lực lớn về thời vụ gieo cấy khiến thời gian nghỉ của đất hạn chế dưới 20 ngày thì bà con nông dân vẫn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách sử dụng bổ sung các loại chế phẩm xử lý rơm rạ ngoài đồng ruộng, ví dụ: Trichoderma, Fito-Biomix RR... Trong trường hợp không áp dụng được phương pháp này, bà con nên đốt rơm rạ theo hình thức rải đều trên ruộng, không nên bỏ đi, gây lãng phí.
Thông thường, bà con nông dân có nhiều cách xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch: thu về làm nhiên liệu đun nấu, làm thức ăn cho trâu, bò, làm chất độn chuồng, dùng che phủ cho các loại cây trồng, đốt ngay trên đồng ruộng, cày vùi vào đất... Trong đó, cách cày vùi rơm rạ vào đất được giới chuyên ngành đánh giá cao bởi có tác động tích cực và trực tiếp đến chất lượng đất. Các kết quả nghiên cứu đến nay cho thấy: Đây là việc làm trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất, có tác dụng bảo toàn nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài. Mặc dù tác dụng trực tiếp lên năng suất lúa vụ kế tiếp là không lớn so với việc lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng này là thấy rõ. Nếu kết hợp việc cày vùi rơm rạ với việc bón phân hàng vụ cho lúa thì sẽ bảo toàn được dinh dưỡng N, P, K, S cho lúa và tăng khả năng dự trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng.
Thu Trang
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích tự nhiên trên 31.950 ha, đất lâm nghiệp 21.500 ha, chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng là 19.715,58 ha, chiếm 61,7% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên là 9.136 ha, diện tích rừng trồng 10.579 ha.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh về tình hình thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn ngày 29 - 30/8, do ảnh hưởng của hoàn lưu cùng áp thấp kết hợp gió Đông Nam, toàn tỉnh có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như ở huyện Kim Bôi lượng mưa đo được 185,3mm, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) 214mm, huyện Lạc Sơn 108,7mm…
(HBĐT) - Ngày 3/9, BQL dự án phát triển lâm nghiệp (Kfw7) Hòa Bình tổ chức hội nghị sơ kết công tác 8 tháng năm 2014, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm và lập kế hoạch năm 2015.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, cả nước sẽ có mưa dông trong dịp nghỉ lễ 2-9. Tại các tỉnh miền bắc, trong ngày mai, 30-8, mưa giảm nhanh, chỉ còn mức độ rải rác vào buổi sáng sớm.
(HBĐT) - Công ty TNHH MTV Hapaco Đông Bắc nằm trên địa bàn xóm Khán, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu. Là đơn vị thuộc Tập đoàn Hapaco, từ năm 2002, Công ty đầu tư dự án sản xuất chế biến bột giấy với công suất thiết kế 6.000 tấn/năm gồm 4 dây chuyền thiết bị.
(HBĐT) - Ngày 28/8, Ban Dân tộc tỉnh cùng các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công và UBND, Ban Giám sát cộng đồng xã Pà Cò (Mai Châu) tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu về nguồn nước thiết yếu của hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn.