Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.
(HBĐT) - Ngày 20/9, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 36 tỉnh sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị. Dự hội nghị, tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, Tài chính, TN&MT, Công thương; đại diện các công ty hưởng lợi từ chính sách.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, chính sách chi trả DVMTR đã khẳng định hướng đi đúng đắn, mang lại những hiệu quả nhất định, từng bước đi vào cuộc sống, tạo lập nên một nguồn lực tài chính mới, ngoài ngân sách mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở các vùng miền núi, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ chính sách chi trả DVMTR của cả nước đạt 1,8 triệu đồng/hộ. Đến nay, cả nước có 36 địa phương thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 32 tỉnh đã ổn định tổ chức bộ máy hoạt động. Toàn quốc đã ký được 351 hợp đồng ủy thác DVMTR với các cơ sở sử dụng DVMTR thu tiền dịch vụ môi trường rừng để chi trả cho chủ rừng. Số tiền thu từ DVMTR của cả nước hàng năm trên 1.000 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm, cả nước thu được hơn 3.329 tỷ đồng chi trả cho chủ rừng, tỷ lệ giải ngân bình quân đến các chủ rừng đạt trên 70%. Đây là nguồn lực đóng góp rất lớn vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo kinh phí duy trì bảo vệ diện tích rừng bình quân từ 2,8 triệu ha đến 3,37 triệu ha rừng/năm.
Tuy vậy, quá trình thực hiện chính sách thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Nhiều tỉnh chưa huy động hết các nguồn thu, tỷ lệ giải ngân thấp, mức chi trả có sự chênh lệch giữa các địa phương... Tại hội nghị, đã có 13 ý kiến tham luận của các Bộ, ngành và các địa phương nêu lên những kết quả và khó khăn trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Một số địa phương có kiến nghị với Chính phủ tăng mức khoán bảo vệ rừng cho phù hợp với thực tế; truy thu phí DVMTR đối với các đơn vị nợ đọng; cần có hệ số phân bổ mức chi trả hợp lý theo từng lưu vực...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao nỗ lực của các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR thời gian qua. Để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; Bộ NN&PTNT cần thành lập đoàn kiểm tra, giám sát và đánh giá theo định kỳ, hướng dẫn các địa phương thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; tiếp thu ý kiến của địa phương về mức chi trả, mức thực hiện chi trả…; tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Phó Thủ tướng nêu rõ: Trên cơ sở những kết quả đạt được, các địa phương cần tiếp tục tập trung và quyết liệt chỉ đạo triển khai chính sách chi trả DVMTR, trong đó quan trọng nhất là phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng, cũng như trách nhiệm của các bên trong sử dụng dịch vụ từ rừng.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Thực hiện Công điện của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh về triển khai nhiệm vụ ứng phó bão số 3, ngày 16/9, Bộ CHQS tỉnh đã triển khai nhiệm vụ, các phương án phòng chống lũ bão - tìm kiếm cứu nạn cho các lực lượng, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 16/9, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo Sở TN&MT về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2014 và nhiệm vụ công tác thời gian tới.
(HBĐT) - Chiều 15/9, tại Văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông – công nghệ thông tin (VT-CNTT) giữa UBND tỉnh và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn 2014 – 2020. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo Tập đoàn VNPT, các sở ban ngành trong tỉnh.
(HBĐT) - Theo thống kê trên địa bàn huyện Cao Phong có 6 ngầm tràn, gồm: ngầm Khoang Khi (Đông Phong), Đồng Bả (Đông Phong), Suối Nhuối (Tân Phong), Suối Khuộn (Nam Phong), Nam Thành (Nam Phong) và ngầm xóm Chầm (Yên Lập).
(HBĐT) - Giữa cơn mưa xối xả đêm cuối tháng 7, ngọn lửa vẫn ngùn ngụt bốc lên thiêu rụi toàn bộ hàng hóa tại 3 ki ốt thuộc chợ Hữu Nghị (TPHB), thiệt hại ước tính trên 100 triệu đồng. Đó là các ki ốt hàng chăn ga, gối đệm, đồ đông lạnh, các loại hàng nhu yếu phẩm và rau, củ, quả. Với sự kịp thời của lực lượng Cảnh sát PCCC và CN,CH chỉ sau 30 phút khi tiếp cận hiện trường, ngọn lửa đã được khống chế hoàn toàn, không để cháy lan sang các ki ốt bên cạnh cũng như các điểm có nguy cơ phát sinh nguồn nhiệt gây cháy khác.
(HBĐT) - Năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới 8.560 ha rừng. Thực hiện kế hoạch đề ra, các huyện, thành phố trong tỉnh đã chủ động mặt bằng, nguồn nhân lực, cây giống. Theo đó, đến hết tháng 8, toàn tỉnh đã trồng mới 7.243 ha rừng, đạt 84,61% kế hoạch, tăng 107 ha so với cùng kỳ năm trước.