Xã Nam Phong đưa mía lên đồi đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xã Nam Phong đưa mía lên đồi đạt hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Trồng rừng phục vụ chế biến là định hướng quan trọng và đang được hiện thực hóa ở nhiều địa phương tỉnh. Tuy nhiên, người dân xã Nam Phong (Cao Phong) lại không muốn trồng rừng vì hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp khi so với các loại cây trồng là tiềm năng thế mạnh của xã này.

 

Với người dân Nam Phong bây giờ đất là “vàng”. Mía và cam là cây chủ lực giúp người Nam Phong có của ăn, của để. Chủ tịch UBND xã Đinh Duy Thích cho biết: Xã Nam Phong có 10 xóm, trong đó có 5 xóm bao gồm Mạc, Khuộn, Đức, Ong 1 và 2 có diện tích đất lâm nghiệp có thể trồng rừng. Trước đây, người dân đã biết đến trồng rừng theo dự án PAM 3352. Đến nay cả xã đã trồng được 130 ha rừng sản xuất. Năm 2007, người dân liên kết với xí nghiệp Tam Thanh trồng rừng theo phương thức 70, 30%. Nghĩa là xí nghiệp đầu tư giống vốn, khoa học kỹ thuật, nông dân đầu tư 30% giá trị gồm đất, công chăm sóc. Đến khi thu hoạch, người dân được hưởng 70% giá trị thực tế. Cả xã trồng được khoảng 80 ha theo phương thức trên. Năm nay đã đến chu kỳ khai thác keo. Ngoài ra, theo dự án 661 được hỗ trợ giống vốn, công chăm sóc, người dân đã trồng khoảng 50 ha, dự tính năm 2015 sẽ khai thác. Qua tìm hiểu hết chu kỳ này, diện tích rừng sản xuất của Nam Phong sẽ giảm còn không đáng kể. Hầu hết người dân đều không thiết tha với trồng rừng khi so với các loại cây trồng đang thắng thế đó là mía và cam và một số cây có múi khác.

 

Gia đình ông Bùi Văn Phi, Trưởng xóm Mạc cho biết: Xóm Mạc có điều kiện trồng rừng sản xuất. Cả xóm Mạc trồng hơn 20 ha rừng sản xuất. Tâm lý chung của bà con đều không thích trồng rừng. Người dân đang tập trung cải tạo vườn tạp chuyển sang mía và cam, những loại cây trồng phù hợp với đồng đất và cho hiệu quả kinh tế vượt trội. Qua tìm hiểu được biết, theo lý thuyết 1 ha trồng rừng, sau 7 năm thu 130 m3 gỗ. Thực tế 1 ha cho thu khoảng 80 m3, sau một chu kỳ cây thu khoảng 80 triệu đồng, như vây, mỗi năm được khoảng 10 triệu đồng. Trong khi đó đối với mía, giá ổn định như mấy năm gần đây mía từ 4.000- 6.000 đồng/cây, tư thương đến mua tại ruộng, 1 ha cũng thu cỡ trên từ 100-150 triệu đồng/năm, nếu thuê tất tật, người dân cũng bỏ túi vài chục triệu/ha/năm. Vì lẽ đó, diện tích mía và cam của Nam Phong đang tăng khá nhanh. Người dân Nam Phong đổi đời từ mía và bắt đầu có nguồn thu lớn từ cam, bưởi. Diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang trồng mía và còn không đáng kể. Người Nam Phong đang chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất, tích cực đầu tư thâm canh chuyển sang trồng mía, cam.

 

Đến nay, tổng diện tích mía của Nam Phong đã phát triển được 280 ha, thu nhập khoảng 40 tỷ đồng/năm. Cả xã cũng đã trồng được 60 ha cây cam, bưởi, trong đó, 10 ha bắt đầu cho thu hoạch, nhiều hộ gia đình đã có thu hàng trăm triệu đồng/ha. Xã Nam Phong đang đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, tận dụng và khai thác hiệu quả quỹ đất để trồng mía, cam, bưởi. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết, tới đây, diện tích mía của xã có thể phát triển lên khoảng 200 ha.  Chủ trương của xã tiếp tục định hướng bà con trồng rừng ở những khu vực khó khăn không thể phát triển mía và cam để bảo đảm môi trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Hiện xã đang rà soát xin các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện cho người dân thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất diện tích đất rừng sang các cây trồng có giá trị cao.

 

 

 

LC

 

 

 

Các tin khác

Mô hình thâm canh giống lúa RVT tại xã Đồng Bắc (Kim Bôi).
Thực tập phương án chữa cháy tại Trung tâm thương mại AP PLAZA.
Không có hình ảnh
Các học viên thực hiện các bước chọn tạo giống.

Hội nghị đầu bờ lớp huấn luyện nông dân về chọn tạo giống lúa vụ mùa 2014

(HBĐT) - Ngày 24/9, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội nghị đầu bờ lớp huấn luyện nông dân (FFS) về các hoạt động chọn tạo giống lúa vụ mùa 2014 tại thôn Đồng Tiến, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn. Đây là chương trình thuộc Dự án “Đưa lý thuyết vào thực tiễn, mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực” (Dự án VM042).

Trao giải tại Cuộc thi sáng tạo TTN, nhi đồng lần thứ 10 cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 24/9, tại Trung tâm hội nghị Hòa Bình đã diễn ra lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tạo TTN, nhi đồng toàn quốc lần thứ 10 (năm 2013- 2014). Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KHCN tỉnh.

Trồng mới trên 7.243 ha rừng tập trung

(HBĐT) Nhờ chủ động về đất đai, cây giống, đến cuối tháng 9 các huyện, thành phố và các lâm trường trên toàn tỉnh đã trồng được trên 7.243 ha rừng tập trung, đạt 85% kế hoạch năm. Ngoài ra, nông dân các địa phương còn trồng được 266.600 cây phân tán các loại. Toàn tỉnh tiếp tục duy trì độ che phủ phủ rừng 49,4%.

Trao biển xếp loại cho 60 cơ sở đủ điều kiện ATTP

(HBĐT) - Ngày 23/9, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP và trao biển công khai kết quả phân loại cơ sở. Dự hội nghị có 60 chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Sở NN&PTNT quản lý và 8 phát thanh viên hệ thống truyền thanh các xã, phường trên địa bàn TPHB.

Nâng cao năng lực tuyên truyền, giám sát về nước sạch & VSMT

(HBĐT) - Ngày 23/9, Ủy Ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tuyên truyền, giám sát nước sạch & VSMT cho gần 40 đại biểu UBND huyện, xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng DTTS trong tỉnh. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Lạc Sơn: Đảm bảo yêu cầu chống lũ cho hệ thống công trình thủy lợi

(HBĐT) - Trong phương án PCLB&TKCN năm 2014 của huyện Lạc Sơn, hệ thống công trình thủy lợi, nhất là các công trình hồ chứa đang thi công – là khu vực trọng điểm cần được chú trọng bảo vệ trong cao điểm mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục