Tại Nhà máy thủy điện Suối Nhạp A (Đà Bắc), chủ đầu tư đã chú trọng thực hiện công tác kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng các hạng mục, từ đó đảm bảo hiệu quả vận hành công trình.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 hồ thủy điện nhỏ đang vận hành phát điện với tổng công suất 13,55 MW. Theo đánh giá của cơ quan quản lý, các chủ đập thủy điện nhỏ đã thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành hồ chứa, tuy nhiên, thực tế đòi hỏi cần nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý an toàn đập tại các công trình này.
5 công trình thủy điện nhỏ hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh bao gồm: Nhà máy thủy điện Vạn Mai (Mai Châu) có công suất 0,6 MW, Nhà máy thủy điện So Lo 1 (Mai Châu) công suất 5,2 MW, Nhà máy thủy điện Suối Nhạp A (Đà Bắc) công suất 4 MW, Nhà máy thủy điện Định Cư (Lạc Sơn) công suất 1,05 MW, Nhà máy thủy điện Suối Tráng (Cao Phong) công suất 2,7 MW. Cả 5 công trình đều đã được UBND tỉnh phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa. Qua kiểm tra cho thấy, các chủ đập cơ bản thực hiện nghiêm túc quy trình đã được phê duyệt, đồng thời có sự phối hợp với chính quyền địa phương trong vận hành hồ chứa nói riêng và quản lý an toàn đập nói chung.
Bước vào mùa mưa lũ năm nay, Sở Công thương đã kiểm tra, đánh giá quản lý an toàn đập tại các công trình thủy điện nhỏ hoạt động trên địa bàn. Đây là các công trình đã đăng ký an toàn đập. Công tác kiểm tra, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng đập đã được các chủ đập quan tâm thực hiện thường xuyên. Hầu hết các chủ đập đều đã tổ chức quan trắc đập bằng trực quan, ghi chép và lưu trữ các thông số quan trắc được tại công trình. Tại thời điểm đầu mùa mưa lũ năm nay, kết quả kiểm tra các thông số quan trắc cho thấy, đập không có sự chuyển vị đứng, ngang của đập, độ thấm qua thân đập, nền đập đều nằm trong giới hạn cho phép, cả 5 công trình đều đảm bảo an toàn, đáp ứng tốt tiêu chuẩn phòng lũ.
Tuy nhiên, đánh giá về hiệu quả quản lý an toàn đập, Sở Công thương cho biết: Đến nay, chưa có hồ đập thủy điện nhỏ nào được lắp đặt các thiết bị theo dõi quan trắc thấm qua thân đập, chuyển vị của đập. Việc quan trắc mực nước hồ chứa hàng ngày, theo dõi các diễn biến về thấm, rò rỉ nước trong thân đập chủ yếu bằng mắt thường để phục vụ quản lý. Do đó không tránh khỏi những hạn chế nhất định về hiệu quả quản lý an toàn đập. Thêm vào đó, các chủ đập thủy điện nhỏ vẫn chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong công tác quản lý an toàn đập. Cụ thể: công tác thực hiện lập phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du, phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống lụt bão công trình đầu mối còn chậm. Đến nay mới có 3/5 đập đã ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn thực hiện công tác kiểm định an toàn đập (Nhà máy thủy điện Suối Tráng, Nhà máy thủy điện Suối Nhạp A, Nhà máy thủy điện So Lo 1). Riêng về xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa và phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập, mới có 2/5 chủ đập có cắm mốc giới vùng phụ cận bảo vệ đập và cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa thuỷ điện ngoài thực địa nhưng chưa hoàn thiện thủ tục hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để quản lý mốc giới theo quy định (Nhà máy thủy điện Suối Nhạp A, Nhà máy thủy điện So Lo 1); còn lại 3 chủ đập chưa thực hiện công tác cắm mốc theo quy định là Nhà máy thủy điện Suối Tráng, Nhà máy thủy điện Vạn Mai và Nhà máy thủy điện Định Cư.
Được biết, ngay trước mùa mưa hàng năm, Sở Công thương đã chủ động kiểm tra an toàn đập và vận hành hồ chứa của các nhà máy thủy điện nhỏ trên địa bàn; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện rà soát báo cáo hiện trạng an toàn đập, xây dựng các phương án phòng - chống lụt bão, bảo vệ an toàn đập và hạ lưu, xây dựng phương án xử lý tình huống vỡ đập lồng ghép vào nội dung phương án phòng - chống lũ lụt vùng hạ du đập do xả lũ hồ chứa. Trước những yêu cầu đặt ra đối với quản lý an toàn đập tại các công trình thủy điện nhỏ hiện nay, Sở Công thương đề nghị chủ đầu tư các công trình cần chú trọng thực hiện tốt quy trình vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn đập, an toàn hạ du trong mùa mưa lũ. Trong đó cần nâng cao hiệu quả phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan trong quản lý an toàn đập, chú trọng tuyên truyền về hiệu quả vận hành, điều tiết nước, công khai quy trình vận hành hồ chứa và các kỹ năng ứng phó với lũ cho nhân dân vùng hạ du đập, chủ động xây dựng các phương án nhằm hạn chế thấp nhất những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra do sự cố đập.
P.V
(HBĐT) - Mô hình Đoàn thanh niên tham gia “Thắp sáng đường quê” đang lan rộng ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh và có sự chung tay ủng hộ của người dân. Thanh niên ở những vùng quê này đã có nhiều cách làm sáng tạo, vận động đầu tư, huy động nguồn lực xã hội cùng chung tay thắp sáng đường quê.
(HBĐT) - Trong giai đoạn 2012-2014, chương trình MTQG NS& VSMT trên địa bàn tỉnh được bố trí tổng kinh phí 279.473 triệu đồng gồm các nguồn vốn: XDCB 1.500 triệu đồng, Chương trình giảm nghèo 14.013 triệu đồng, Chương trình 134 là 18.571 triệu đồng, Chương trình MTQG xây dựng NTM 10.309 triệu đồng, Chương trình MTQG NS&VSMT 103.095 triệu đồng, tín dụng ưu đãi (ngân hàng CSXH) 109.264 triệu đồng, tổ chức Childfund 3.043 triệu đồng...
(HBĐT) - Đã có một số chương trình, dự án triển khai nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh nông thôn ở huyện Đà Bắc nhưng cơ bản vẫn chưa nhiều biến chuyển. Theo đồng chí Đặng Đình Nhiên, Giám đốc Trung tâm YTDP huyện, mới đây, kết quả điều tra về tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu, công trình chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh chỉ đạt gần 35%.
Đầu tuần, thời tiết cả nước phổ biến nhiều mây, mây thay đổi. Có mưa vài nơi, có nơi có dông. Các tỉnh phía bắc, đêm và sáng trời lạnh. Vùng núi các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên, đề phòng lũ quét, sạt lở đất.
(HBĐT - Tăng cường kiểm tra, rà soát các điểm khai thác khoáng sản trên địa bàn, 9 tháng qua, huyện Yên Thủy đã phát hiện, xử lý, đình chỉ kịp thời 4 điểm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép gồm: việc cải tạo đất trái phép tại xóm Đại Đồng, xóm Đồi 1, xã Ngọc Lương; vận chuyển khoáng sản trái phép tại hồ Bai Cái, xã Đoàn Kết; thăm dò than không đúng quy định của Công ty CP khai thác, chế biến khoáng sản NewTop Hòa Bình tại xóm Bông Bạc, xã Lạc Hưng.
(HBĐT) - Với niềm đam mê nghiên cứu, ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên than tre xuất khẩu Thanh Hải (xóm Mỏ, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn) đã xây dựng nên một thương hiệu than tre hoạt tính trên thị trường và được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, tạo dựng sự uy tín của công ty và làm hài lòng các khách hàng nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.