Lực lượng Kiểm lâm huyện Đà Bắc kiểm tra hiện trạng rừng, triển khai phương án PCCCR trên địa bàn.
(HBĐT) - Chi Cục kiểm lâm cho biết: Đã chính thức bước vào mùa khô cần khẩn trương kiện toàn BCH PCCCR các cấp, triển khai các phương án PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCCR, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng.
Tỉnh ta có tổng diện tích tự nhiên 460.869,1 ha, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất có rừng 243.612 ha, rừng tự nhiên là 133.744,9 ha; rừng tre nứa hỗn giao, rừng núi đá, rừng phục hồi, rừng trồng chưa kép tán là các loại rừng dễ cháy, có nguy cơ cháy rừng cao 11.500 ha. Ngoài ra, địa bàn có rừng tập trung đông đồng bào dân tộc có mức sống còn nghèo, vẫn tồn tại hoạt động đốt nương làm rẫy, kinh tế phụ thuộc vào rừng. Mặt khác, các khu vực, vùng giáp ranh với các tỉnh bạn như Thanh Hóa, Ninh Bình, Sơn La, Phú Thọ thường có thảm thực bì dày, chủ yếu là cỏ tranh, lau lách, tồn tại các hoạt động sản xuất, nương rẫy, nông nghiệp nên cũng rất dễ xảy ra cháy rừng và khó kiểm soát. Theo đánh giá của ngành chức năng, công tác PCCCR những năm qua có những chuyển biến tích cực, góp phần bảo vệ bền vững tài nguyên rừng, duy trì mật độ che phủ rừng ổn định 49%. Nhưng cháy rừng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao. Đặc biệt, vẫn còn thực tế là một số cấp ủy, chính quyền địa phương, một số chủ rừng chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCCR. Nhận thức về PCCCR, bảo vệ tài nguyên rừng của một bộ phận người dân còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng đốt nương rẫy, phát dọn thực bì không đúng quy định, hướng dẫn còn phổ biến, theo thống kê có tới 80% vụ cháy rừng trên địa bàn có nguyên nhân chủ quan của con người. Việc phối hợp các lực lượng chức năng triển khai các phương án PCCCR tại cơ sở còn chưa thường xuyên và đạt hiệu quả cao...
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Đã chính thức bước vào mùa khô 2014-2015, dự báo thời tiết khô hanh kéo dài, bắt đầu xuất hiện nguy cơ cháy rừng. Lực lượng chức năng đang tích cực tham mưu cho cấp ủy triển khai nghiêm túc các văn bản, chỉ đạo về công tác quản lý và bảo vệ rừng, PCCCR theo sát với thực tế để nâng cao hiệu quả PCCCR, bảo vệ tài nguyên rừng. Đến nay, Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng 5 cấp dự báo cháy rừng, hoàn thiện các phương án cụ thể cho từng cấp báo cháy rừng để tham mưu phối hợp triển khai công tác PCCCR.
Năm nay, công tác PCCCR tiếp tục triển khai theo phương châm “4 tại chỗ”, Chi Cục kiểm lâm đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kiện toàn, bổ sung các phương án PCCCR sát với điều kiện thực tế, chú trọng phối hợp giữa ba lực lượng kiểm lâm, dân quân tự vệ và công an. Đồng chí Lê Minh Thủy, Chi Cục phó Chi cục kiểm lâm cho biết: Thực tế, vào mùa khô là mùa người dân hay đốt nương, làm rẫy, săn bắn, đốt ong lấy mật là các yếu tố nguy hiểm dễ xảy ra cháy rừng. Do đó cần tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân có vai trò đặc biệt quan trọng, chú trọng đề cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR, theo phương châm lấy phòng ngừa cháy rừng là chính. Việc xử lý thực bì cần thực hiện theo đúng hướng dẫn về PCCCR, tuyệt đối không đốt nương, xử lý thực bì trong điều kiện thời tiết hanh khô cao và có gió, hạn chế ở mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng, nhất là ở các khu vực có diện tích rừng tre, nứa, giang, hỗn giao gỗ là những đối tượng dễ gây cháy, cần có biện pháp xử lý các khu vực tre, nứa bị khuy (thời kỳ tre, nứa đạt tuổi thành thục về sinh lý ra hoa và chết hàng loạt). Cần đặc biệt lưu tâm đối khu vực rừng trên núi đá hiểm trở tại các huyện Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc là những nơi địa hình phức tạp, núi đá, độ dốc lớn, nền đất mỏng, mùa khô khó giữ nước, các loại vật liệu dễ cháy rơi vào trạng thái khô nỏ dể phát sinh lửa và khó kiểm soát. Ngoài ra, diện tích rừng trồng có khoảng 104.972 ha, nhất là các khu rừng mới trồng từ 1-3 tuổi rất nhạy cảm với lửa. Các chủ rừng, người dân trồng rừng cần thực hiện các biện pháp PCCCR như làm đường băng cản lửa giữa các lô, khoảnh, các tiểu khu rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng, không để khi phát sinh lửa rừng dễ cháy lan khó kiểm soát. Cùng với triển khai các biện pháp PCCCR, lực lượng chức năng đang tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các xã có rừng thực hiện các phương án quản lý, bảo vệ rừng, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.
Lê Chung
(HBĐT) - Ngày 6/11, Đại diện tổ chức OXPAM (Vương quốc Bỉ), Hội ND tỉnh đã có chuyến thăm, làm việc với 2 mô hình đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất tại xã Khoan Dụ và xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ).
(HBĐT) - Hiện nay, nhiều tuyến đường ở TP Hòa Bình và một số huyện, xã, các loại biển quảng cáo ngoài trời treo, dựng tràn lan, thiếu kiểm soát đã làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
(HBĐT) - Chiều 3/11, đoàn công tác của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) về dự án “Quản lý rừng bền vững” triển khai tại các tỉnh Tây Bắc đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính, Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh.
(HBĐT) - Từ ngày 3 - 5/11, Hội ND tỉnh tổ chức khóa tập huấn kỹ năng vận động chính sách, xây dựng liên minh và tạo sự ủng hộ của giới truyền thông tại địa phương, trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy thực hiện tham gia và đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất tại tỉnh trong 2 năm (2014 - 2015)”.
(HBĐT) - Cuối tháng 10, nhiều hộ dân xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) lo lắng vì sắp bước vào mùa cao điểm thiếu nước sinh hoạt. Chủ tịch MTTQ xã Nguyễn Trọng Thủy đưa chúng tôi đến Đội 2, nơi hơn 70 hộ liên tục “khát” nước từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ông Bùi Văn Dự nhà ở ngay đầu xóm chia sẻ: Dân ở đây có câu “Đồng Ngoài đá cạn”, nghĩa là rất hiếm nước.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Mai Châu, trong 9 tháng năm 2014, huyện đã tiến hành bồi thường trên 4 tỉ đồng hỗ trợ mặt bằng các dự án: Đường Nà Chào - Quyết Thắng trên 900 triệu đồng; hồ Cha Lang, Mai Hịch 300 triệu đồng; đường điện năng lượng nông thôn (REII) bổ sung đợt 5 các xã Ba Khan, Mai Hịch, Xăm Khòe trên 88 triệu đồng; đường 35 kVA thủy điện Trung Sơn trên 1,2 tỉ đồng; thủy điện So Lo giai đoạn II tại xã Phúc Sạn trên 1,5 tỉ đồng.