Người dân xóm Trại Ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) phản ánh tình trạng nguồn nước bị ảnh hưởng.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở TN &MT, toàn tỉnh hiện có 79 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô khoảng 500 - 1.000 con lợn/trại và 3.000 - 10.000 con gà/trại. Một số ít trại có quy mô 4.000 - 6.000 con lợn/trại. Tổng số vật nuôi dao động khoảng 150.000 - 200.000 con. Ước tính tổng mức đầu tư từ 10 - 15 tỉ đồng/trại. Trong đó, chủ yếu tập trung tại các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong. Lương Sơn là huyện có số trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn nhiều nhất với 15 trại lợn, 33 trại gà. Mỗi trại tạo việc làm cho 15 - 20 công nhân, phần lớn là người địa phương.
Đồng chí Đào Anh Thép, Chánh Thanh tra Sở TN&MT cho biết: Vừa qua, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra diện rộng đối với 9 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung (8 cơ sở chăn nuôi lợn, 1 cơ sở chăn nuôi gà). Qua đó cho thấy, đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình, đa số diện tích khu vực chăn nuôi nhỏ hẹp, diện tích đất sử dụng chủ yếu thuê của các hộ gia đình khác, từ 1 - 3 ha. Hiệu quả sử dụng đất được nâng cao hơn trước. Trong lĩnh vực tài nguyên nước, các cơ sở chấp hành việc xin cấp phép khai thác, sử dụng nguồn nước và xả thải ra môi trường. Trong lĩnh vực môi trường, về hồ sơ, các đơn vị được kiểm tra đã thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh những cơ sở chấp hành khá tốt các quy định vẫn còn một số cơ sở để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường đối với nước thải và không khí. Cụ thể, có 3 trại xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép: trại của Công ty TNHH Hòa Phát tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy); trại nuôi lợn giống Huy Toàn tại xã Kim Bình và trại nuôi lợn thịt tại xã Kim Truy (Kim Bôi). 2 trại hệ thống xử lý nước thải ra môi trường chưa đạt chuẩn: trại của Công ty TNHH Hòa Phát; trại của Công ty TNHH Thành Long tại xã Cư Yên (Lương Sơn). 2 trại chưa có giấy phép xả thải và khai thác sử dụng nguồn nước: trại của hộ ông Trịnh Văn Kim tại xã Hợp Thanh (Lương Sơn); trại của hộ ông Nguyễn Mạnh Thường (Lương Sơn). Các cơ sở trên đã bị xử lý vi phạm với số tiền 50 triệu đồng. Nguyên nhân chính của các lỗi vi phạm được xác định là do ý thức chấp hành các quy định của chủ hộ, doanh nghiệp chưa tốt; chưa cập nhật các văn bản hướng dẫn cũng như các biện pháp kỹ thuật để giảm ô nhiễm môi trường.
Song, về mặt khách quan có thể thấy, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các trại chăn nuôi đã dần được khắc phục và có chuyển biến tốt hơn trước. Số lượng đơn, thư của nhân dân phản ánh bức xúc do ô nhiễm đã giảm đáng kể. Trại chăn nuôi lợn quy mô 6.000 con /đợt do bà Nguyễn Thị Nguyệt Minh làm chủ tại xóm Trại ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) đã từng có đơn, thư phản ánh sự bức xúc của người dân do ô nhiễm nước, không khí. Trại đã đầu tư trên 10 tỉ đồng xây chuồng trại, bể biogas, đào ao sinh học nhưng vẫn chưa xử lý triệt để được tình trạng ô nhiễm nước, không khí. Nước thải đổ ra suối Lựng, gần nơi sinh sống của nhân dân xóm Lựng, xã Cuối Hạ. Tiếp thu ý kiến phản ánh và đề nghị của người dân, bà Minh đang lắp đặt hệ thống ống nước thải dài trên 300m qua xóm Lựng. Theo bà Minh, thời gian tới bà sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây bức xúc cho người dân trong khu vực.
Để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường tại các trại chăn nuôi tập trung, trong thời gian tới,
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Hòa Bình, cái nôi của nền văn hóa Mường nổi tiếng. Ngoài ra, các dân tộc khác như Tày, Thái… cũng lưu giữ những nét văn hóa độc đáo. Trong đó, nhà sàn được coi là không gian thiêng. Ở nhiều vùng trong tỉnh như Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn… còn lưu giữ được những nếp nhà sàn.
(HBĐT) - Ngày 20/11, tại huyện Lạc Thuỷ, Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi (Viện Chăn nuôi) phối hợp với UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội thảo khoa học “Giới thiệu gà Lạc Thuỷ và nhu cầu phát triển”.
(HBĐT) - Từ 11h sáng ngày 7/11 xăng dầu trên toàn quốc tiếp tục được điều chỉnh giảm giá. Kể từ cuối tháng 7 đến nay, đây là lần liên tiếp thứ 9 loại mặt hàng này được giảm giá. Với mức giảm 950 đồng, giá bán lẻ xăng hiện chỉ còn 21.390 đồng/lít; dầu diezen giảm 520 đồng/lít, còn 19.240 đồng/lít; dầu hoả giảm 360 đồng/lít, chỉ còn 19.700 đồng/lít. Như vậy, đến nay, mặt hàng xăng đã giảm là 4.250 đồng/lít; dầu diezen giảm 3.580 đồng/lít, dầu hoả giảm 3.250 đồng/lít. Theo đó, mặt bằng giá xăng dầu trong nước đã giảm sâu nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
(HBĐT) - Vừa qua, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh ký kết chương trình phối hợp về việc thu phí công đoàn. Dự lễ ký kết có lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Cục Thuế tỉnh, các phòng, ban chuyên môn và đại diện Chi cục Thuế, LĐLĐ huyện Lương Sơn, thành phố Hòa Bình và Công đoàn các KCN tỉnh.
(HBĐT) - Theo kết quả bộ chỉ số theo dõi - đánh giá NS&VSMTNT năm 2013, dân số nông thôn của tỉnh ta được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 78%. Trong đó, 59,71% người nghèo được sử dụng nước hợp vệ sinh, 64,2% trường mầm non và phổ thông, 69,5% trạm y tế xã ở nông thôn có nước hợp vệ sinh.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 02, ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản, Chỉ thị số 13, ngày 17/9/2012 của UBND tỉnh về xử lý các dự án khai thác khoáng sản đã được cấp phép nhưng không tổ chức khai thác... ngành TN&MT đã vào cuộc một cách quyết liệt. Tuy nhiên, cho đến nay, việc quản lý tài nguyên khoáng sản vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.