Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại TPHB được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, CB, CC có kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động giao dịch hành chính của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
(HBĐT) - Hiện đại, chuyên nghiệp giúp cho các tổ chức, công dân tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế được sự nhũng nhiễu trong thực thi công vụ... đó là những nét ưu việt có thể nhận thấy rõ từ khi “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại” TP Hòa Bình đi vào hoạt động. Cái đạt được lớn nhất chính là sự hài lòng của người dân - một mục tiêu mà các cơ quan, đơn vị, địa phương đã và đang hướng tới trong lộ trình thực hiện cải cách hành chính.
Vào vai một công dân đến giao dịch tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại” TPHB, tôi có dịp quan sát tinh thần, thái độ và tiến độ làm việc của các CC, VC cũng như mức độ hài lòng của người dân sau khi hoàn thành công việc. Trong vòng 15 phút, 3 lần tiếng loa tự động vang lên: “mời quý khách có số thứ tự số... đến cửa số... để giao dịch”. Không chen lấn, xô đẩy, không ồn ào, căng thẳng, các cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình cho từng công dân hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, giải quyết công việc nhẹ nhàng, nhanh, gọn. Chuyện trò với anh Lê Văn Thành, Chánh Văn phòng HĐND, UBND TPHB được biết: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của TPHB được đầu tư, xây dựng và chạy thử nghiệm vào năm 2011, chính thức đi vào hoạt động vào tháng 11/2012. Bộ phận này thực hiện chức năng tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” (gọi tắt là bộ phận một cửa) có nhiệm vụ tiếp nhận, hướng dẫn tổ chức, công dân đến liên hệ về những công việc theo quy định, nhận hồ sơ đã đủ thủ tục; chuyển hồ sơ đã nhận cho các đơn vị xem xét, giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, công dân. Hoạt động của bộ phận một cửa chịu sự quản lý toàn diện của Văn phòng HĐND, UBND do một lãnh đạo văn phòng phụ trách và các CB, CC chuyên môn đủ điều kiện tiêu chuẩn được UBND thành phố điều động, bố trí phù hợp với tình hình thực tế. Các công việc được giải quyết tại bộ phận “một cửa” của thành phố gồm: Đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép xây dựng; tài nguyên và môi trường; chứng thực hộ tịch; LĐ-TB&XH. CB, CC làm việc tại đây có trách nhiệm xem xét hồ sơ của tổ chức, công dân. Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nếu hồ sơ chưa đúng, chưa đủ thì phải có hướng dẫn cụ thể một lần để tổ chức, công dân bổ sung hoàn chỉnh. Đối với những hồ sơ theo quy định giải quyết trong ngày làm việc, sau khi kiểm tra, xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận, chuyển cơ quan chuyên môn giải quyết ngay và trả kết quả cho tổ chức, công dân; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. CB, CC làm việc tại bộ phận “một cửa” phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong giải quyết công việc, có thái độ giao tiếp đúng mực với tổ chức, công dân. Tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn hoặc tiêu cực trong giải quyết công việc. Cuối ngày làm việc, CB, CC làm việc tại bộ phận “một cửa” có trách nhiệm báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm thực hiện trong ngày với lãnh đạo phụ trách bộ phận nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ phận “một cửa”. Vị trí làm việc của bộ phận “một cửa” được bố trí ngay tại tầng 1, trụ sở UBND thành phố với diện tích 80 m2. Trong phòng giao dịch được bố trí đầy đủ các trang, thiết bị như: quầy làm việc của công chức, bàn ghế chờ của công dân, máy vi tính, máy photocoppy, hòm thư ý kiến của công dân... Đặc biệt là hệ thống camera được lắp đặt và kết nối tới các máy vi tính, phòng làm việc của các đồng chí lãnh đạo để tiện cho việc theo dõi, giám sát quá trình làm việc của công chức và các hoạt động diễn ra tại bộ phận “một cửa”.
Năm 2014, bộ phận “một cửa” thành phố tiếp nhận 6.528 hồ sơ, đến trung tuần tháng 11, các cơ quan chuyên môn đã giải quyết 6.339 hồ sơ, đang giải quyết 103 hồ sơ. Có 17 hồ sơ giải quyết chậm tiến độ vì lý do khách quan. Qua điều tra, khảo sát đánh giá của tổ chức, công dân về chất lượng phục vụ của bộ phận “một cửa” cho thấy: về cơ bản các phiếu đánh giá đều cho kết quả tốt. Xin mượn lời tỏ bày của ông Trần Văn Liêm, cán bộ hưu trí phường Đồng Tiến để nói lên những nhận xét, đánh giá của người dân đối với bộ phận “một cửa”: Tôi có 3 lần đi làm hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng đất ở 3 thời điểm và tôi đã thấy rõ sự khác biệt ở lần sau cùng, thủ tục nhanh gọn, thái độ phục vụ của cán bộ tận tình, chu đáo xứng đáng với cái tên “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại” TPHB. Mong rằng, trong thời gian tới UBND thành phố sẽ nhân rộng mô hình này xuống một số đơn vị phường trung tâm nhằm phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động giao dịch hành chính ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lạc Sơn đã gieo ươm 97 vạn cây lát, 8 vạn cây trám, 150 vạn cây keo đảm bảo đủ cây giống phục vụ trồng rừng. Triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2014, toàn huyện đã trồng mới được 1.179/950 ha rừng; tập trung chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng, nâng độ che phủ rừng lên 54,8%.
(HBĐT) - Sáng 25/12, Sở KH&ĐT tổ chức Hội thảo tham vấn Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020.
(HBĐT) - Cách đây 69 năm, ngày 31/12/1945, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh số 78/SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết, tiền thân của Ủy ban kế hoạch Nhà nước trước đây và của ngành kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) ngày nay. Trong các giai đoạn của đất nước, ngành KH &ĐT đã không ngừng trưởng thành, luôn gắn bó chặt chẽ với quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
(HBĐT) - Với phương châm giảm thiểu các tác hại do bão lũ gây ra dự vào cộng đồng là chủ yếu, Hội CTĐ tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” (TRNM - GTRRTH) tại 5 xã: Mãn Đức, Thanh Hối, Đông Lai, Tử Nê, Ngọc Mỹ (Tân Lạc). Đây là dự án do Hội CTĐ Nhật Bản tài trợ thông qua Hiệp Hội CTĐ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Hà Nội.
Việc tranh chấp đất đai giữa các hộ dân ở các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Kỳ Sơn và TP Hòa Bình đã và đang được giải quyết theo quy định.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Lương Sơn, năm 2014, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng huyện đã tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm một số dự án tồn tại nhiều năm bằng hình thức cưỡng chế. Tập trung giải quyết, xử lý tốt các dự án chuyển tiếp, đồng thời triển khai thực hiện các dự án mới.