Lực lượng kiểm lâm khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông thường xuyên kiểm tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Len (Đài PT-TH tỉnh).

Lực lượng kiểm lâm khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông thường xuyên kiểm tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Len (Đài PT-TH tỉnh).

(HBĐT) - Tại vùng đệm của khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có 51 thôn, xóm với 2.680 hộ gia đình, 13.500 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Mường. Ở đây, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, sống phụ thuộc vào rừng, tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trong khu bảo tồn.

 

 

Khu BTTN có tổng diện tích tự nhiên 19.254 ha, diện tích rừng đặc dụng 15.890,63 ha, trong đó, phân khu bảo vệ rừng nghiêm ngặt 12.171 ha, phân khu phục hồi sinh thái 3.719, 63 ha trải dài trên 7 xã thuộc 2 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Bên cạnh hệ thực vật khá phong phú, đa dạng bao gồm 667 loài thực vật thuộc 373 chi của 140 họ, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm và đặc hữu, KBTTN còn là nơi sống của hàng trăm loài động vật, trong đó có 32 loài nguy cấp được liệt kê trong sách đỏ thế giới, 53 loài có trong danh mục sách đỏ Việt Nam. Để quản lý, bảo vệ rừng bền vững, Ban Quản lý KBTTN Ngọc Sơn  Ngổ Luông xác định phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là sự tham gia tích cực từ phía nhân dân  tác nhân chính có tác động ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

 

Đồng chí Bùi Bình Yên, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm KBTTN kiêm Giám đốc Ban Quản lý KBTTN cho biết: Bên cạnh những giải pháp đã thực hiện về hỗ trợ phát triển sinh kế, tăng cường công tác tuyên truyền về giá trị của rừng, phối hợp với các ban, ngành thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, Ban Quản lý KBTTN đã xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ rừng thông qua thành lập các Ban tự quản lâm ngiệp thôn, xóm nhằm điều hành, tạo mối gắn kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình trong thôn tham gia bảo vệ rừng. Triển khai mô hình từ năm 2013, bước đầu, việc thành lập các Ban tự quản lâm nghiệp được Ban quản lý KBT phối hợp với UBND các xã Ngổ Luông (Tân Lạc), Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do (Lạc Sơn), thí điểm thành lập 7 ban tự quản lâm nghiệp tại các xóm gồm Rì, Kháy, Trên - xã Tự Do, Đèn - xã Ngọc Lâu; Khú, Rộc - xã Ngọc Sơn và Bo - Ngổ Luông. Mỗi ban tự quản có từ 5 - 7 thành viên, hội viên là đại diện các hộ trong xóm, thôn. Các ban tự quản lâm nghiệp được UBND xã ra quyết định thành lập sau khi đã tiến hành tuần tự các bước: trưởng thôn tổ chức họp thôn và mở đại hội xã viên bầu ra các thành viên của ban tự quản, trưởng, phó ban tự quản và các thành phần giúp việc, xây dựng quy chế hoạt động và được trình thông qua đại hội để biểu quyết thông qua. Từ căn cứ này, Ban tự quản xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động bảo về rừng đặc dụng cho cộng đồng. Kế hoạch quy định cụ thể về khu vực tuần tra, thời gian tuần tra trong ngày, lịch tuần tra trong tháng, số người tham gia, trách nhiệm của từng thành viên tuần tra và trách nhiệm của xóm, thôn trong tham gia tuần tra, bảo vệ rừng đặc dụng.

 

Cùng với kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã, Ban tự quản lâm nghiệp thôn và cộng đồng đã tham gia xây dựng cam kết bảo vệ  rừng, theo đó người dân được phép hay bị cấm tác động vào rừng đặc dụng theo quy định pháp luật. Bản cam kết cũng quy định rõ trách nhiệm của cộng đồng, ban tự quản, kiểm lâm địa bàn, chính quyền địa phương trong phối hợp bảo vệ rừng. Kiểm lâm địa bàn còn có nhiệm vụ hướng dẫn các Ban tự quản về kỹ năng tuần tra, nghiệp vụ cơ bản trong ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm lâm luật. Theo định kỳ, cán bộ kiểm lâm địa bàn cùng ban tự quản, đại diện các nhóm tổ, hộ dân khoảng từ 10 - 12 người đi tuần tra theo các tuyến rừng có nguy cơ bị xâm hại cao, mỗi chuyến tuần tra kéo dài 1 - 2 ngày, hoạt động của từng chuyến được thông tin ghi chép đầy đủ. Việc làm này nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của người dân, chính quyền địa phương. Nhiều lần đi kiểm tra, tuần tra theo tuyến có sự tham gia của lãnh đạo UBND xã. Nỗ lực trên đã góp phần giảm rõ rệt số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

 

Năm 2013, ban tự quản lâm nghiệp các thôn, xóm đã tổ chức được 70 đợt tuần tra theo tuyến, phát hiện 25 vụ vi phạm, thu giữ 179 hộp gỗ các loại, 3 cưa máy, hỗ trợ Hạt kiểm lâm KBTTN bắt giữ và xử lý 64 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 3, 04 m3 gỗ các loại, 6 cưa xăng. Năm 2014, các ban tự quản đã tổ chức 58 đợt tuần tra theo tuyến, phát hiện 10 vụ vi phạm, thu giữ 141 hộp gỗ các loại, 1 cưa xăng, hỗ trợ Hạt kiểm lâm KBTTN bắt giữ và xử lý 41 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 2, 57 m3 gỗ các loại, 7 cưa xăng. Đồng chí Hạt trưởng Hạt kiểm lâm kiêm Giám đốc Ban Quản lý KBTTN khẳng định: Từ khi thành lập ban tự quản lâm nghiệp, các hành vi vi phạm, xâm hại đến tài nguyên rừng trong KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông giảm đáng kể, các vụ chống đối người thi hành công vụ được ngăn chặn kịp thời, rừng đã bình yên trở lại. Với phát huy hiệu quả tích cực, hoạt động mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng sẽ được KBTTN thực hiện ở những năm tiếp theo.

 

 

 

                                                                                 Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ cùng các đại biểu tham gia trồng cây trong khuôn viên Nhà văn hoá thôn Ve, xã Đông Bắc.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Hội CCB tỉnh, huyện Cao Phong trồng cây tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ huyện Cao Phong.
Công ty CP Môi trường Đô thị Hòa Bình dùng xe chuyên dụng triển khai rửa đường Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình).
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh) kiểm tra hiện trường vụ cháy tại gia đình bà Trần Thị Vĩnh, tổ 29, phường Phương Lâm (TPHB).

Tăng cường quản lý các doanh nghiệp hoạt động trồng rừng, tài trợ vốn, làm từ thiện trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 11/2, UBND tỉnh ban hành văn bản số 176/UBND-NNTN về việc tăng cường quản lý các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực trồng rừng, tài trợ vốn, làm từ thiện trên địa bàn.

Bàn giao đưa vào sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt xã Kim Tiến

(HBĐT) - Sáng 12/2, BQL các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT tỉnh đã tiến hành nghiệm thu, bàn giao đưa công trình cấp nước sinh hoạt xã Kim Tiến (Kim Bôi) vào sử dụng.

Chủ động phòng cháy, chữa cháy mùa hanh khô, dịp Tết và lễ hội xuân

(HBĐT) - Mùa hanh khô, dịp Tết và lễ hội xuân là thời điểm nguy cơ cháy, nổ cao nhất trong năm. Thực tế nhiều năm qua, số vụ cháy xảy ra tập trung chủ yếu vào thời điểm này. Trong khi đó, ý thức PCCC của không ít cơ quan, doanh nghiệp, người dân còn thấp. Nguy cơ cháy, nổ vì thế tiềm ẩn cao. Điều này cần được khắc phục, không để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Tỷ lệ sử dụng điện thoại toàn tỉnh đạt 72,1 máy/100 dân

(HBĐT) - Theo Sở TT&TT, mạng lưới viễn thông của tỉnh trong năm 2014 tiếp tục được phát triển với 53 tổng đài chuyển mạch, 978 trạm BTS, 210 xã, phường, thị trấn có dịch vụ điện thoại cố định.

Lập dự toán công trình nhà văn hoá thôn Mu, xã Ngọc Mỹ có hỗ trợ vốn CDF

(HBĐT) - Ngày 10/2, với sự hỗ trợ của điều phối viên dự án PSARD, cán bộ UBND xã, đại diện thôn Mu, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đã tiến hành khảo sát, thiết kế, lập dự toán đối với công trình nhà văn hoá thôn, dự kiến thi công vào tháng 3/2015.

Cháy phòng làm việc của Phó Giám đốc Trung tâm Viễn thông huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Khoảng 12h15’, ngày 9/2 đã xảy ra vụ cháy tại phòng làm việc của ông Phạm Trung Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Viễn thông huyện Yên Thủy thuộc khu phố 11, thị trấn Hàng Trạm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục