Quy trình CDF các bước công trình mương xã Hạ Bì (Kim Bôi), người dân tham gia đóng góp quá trình lập kế hoạch, được bàn giám sát chất lượng công trình.
(HBĐT) - Trong thực hiện Quỹ CDF, các hoạt động hỗ trợ lập kế hoạch phát triển KT -XH theo phương pháp tham gia và nâng cao năng lực quản lý tài chính xã vừa là tiền đề thực hiện, đồng thời là động lực thúc đẩy quá trình lập kế hoạch phát triển KT -XH, giúp nâng cao năng lực quản lý tài chính cấp xã.
Tỉnh ta là địa phương tiên phong trong đổi mới lập kế hoạch phát triển KT -XH cấp xã theo phương pháp tham gia, thể chế hóa quy trình kể từ năm 2010. Theo Ban quản lý Dự án PSARD, việc lập kế hoạch theo phương pháp này được thực hiện khá tốt ở cơ sở. Bản kế hoạch được cụ thể bằng các giải pháp, hoạt động, đề xuất đi kèm, liệt kê theo thứ tự ưu tiên. Việc phân bổ nguồn vốn phân cấp trọn gói theo cơ chế CDF giúp các xã có động lực để thực hiện lập kế hoạch, nâng cao chất lượng của bản kế hoạch hàng năm.
Đặc biệt, người dân tại các thôn, xóm tin tưởng hơn vào lập kế hoạch có sự tham gia do CDF có thể giúp giải quyết một số nhu cầu bức thiết của họ. Với xã được phân bổ, người dân có sự hào hứng, nhiệt tình tham gia họp thôn lựa chọn công trình ưu tiên hàng năm. Người dân cũng có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi đề xuất hoạt động ưu tiên. Đây còn là phương pháp tiếp cận tốt giúp cải thiện chất lượng của bản kế hoạch. Ghi nhận từ các xã khảo sát và qua ý kiến nhận xét của nhóm cán bộ huyện, qua 4 năm, tất cả các xã dự án đều có sự tiến bộ về lập kế hoạch. Hiện nay, danh mục hoạt động đề xuất trong bản kế hoạch xã đã tập trung và có tính khả thi cao hơn so với năm đầu thực hiện dự án PSARD.
Những năm qua, nhóm nòng cốt thực hiện CDF của xã được tập huấn kỹ về lập dự toán, chấp hành các dự toán, thanh quyết toán, giám sát công trình... Với 17/87 xã khảo sát, CDF là nguồn vốn phân cấp duy nhất mà hầu hết các xã được làm chủ đầu tư thật sự và cơ hội để cán bộ xã thực hành cụ thể việc quản lý tài chính phân cấp, việc thanh quyết toán quỹ nhằm nắm chắc hơn các quy định tài chính về quản lý ngân sách xã. Cùng với đó, việc thực hiện theo sổ tay CDF với các bước cụ thể kèm biểu mẫu giúp nắm bắt quy trình, thủ tục tốt hơn. Cũng thông qua thực hiện CDF, năng lực của lãnh đạo xã, cán bộ kế toán, địa chính - xây dựng đã được nâng lên rõ rệt. Minh chứng cụ thể là trước đây, hầu hết các xã chỉ thực hiện những thủ tục thanh quyết toán trong phạm vi ngân sách chi thường xuyên, chưa biết khảo sát và lập dự toán công trình. Giai đoạn đầu triển khai CDF, cán bộ kế toán, địa chính - xây dựng thường gặp phải một số khó khăn như biểu mẫu, bản mô tả /thiết kế, dự toán công trình cơ sở hạ tầng phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Với hỗ trợ của điều phối viên và phòng Tài chính - Kế hoạch, năng lực của cán bộ xã được cải thiện nhiều, bản dự toán và biểu mẫu ít phải sửa hơn trước.
Qua bản tiêu chí khách quan việc tuân thủ thực hiện quỹ CDF tại 87 xã dự án hầu hết triển khai quỹ CDF ở mức khá, không có xã nào điểm dưới 50/100 điểm. Có 8 xã đạt điểm 50 dưới 70/100 (9%), 54 xã đạt điểm từ 70 dưới 90/100 (62%), 25 xã đạt số điểm từ 90/100 trở lên, chiếm 29% số xã. Các nhóm nòng cốt huyện cũng khẳng định sau 4 năm (2011 - 2014), tất cả các xã dự án, kể cả xã yếu nhất đều có sự tiến bộ trong việc lên dự toán, tổ chức thực hiện, hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán công trình nhỏ và đơn giản. Năng lực của đội ngũ cán bộ thôn, xóm cũng được nâng lên đáng kể, từ chỗ phải nhờ cán bộ xã hỗ trợ lên dự toán công trình, nhiều thôn, xóm đã chủ động triển khai tốt hoạt động, tổ chức thi công, huy động người dân tham gia, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 1/4, BCĐ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 31/3, Sở NN&PTNT đã tiến hành nghiệm thu, bàn giao đưa công trình cấp nước sinh hoạt xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) vào sử dụng.
(HBĐT) - Ngày 31/3, Công ty Điện lực Hòa Bình tổ chức hội nghị riển khai chương trình hóa đơn điện tử với sự tham dự của trên 70 khách hàng tiêu biểu đại diện cho 200.000 khách hàng sử dụng điện toàn tỉnh.
(HBĐT) - Cây dổi phân bố khá phổ biến trong các khu rừng á nhiệt đới thường xanh ở độ cao 700 - 1.500 m. Chúng thường mọc trên các sườn phía đông và đông - nam của các đồi đất, trên các loại đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ, bazơ…. Lúc nhỏ, cây là loại cây trung tính, lớn lên là cây ưa sáng, thường vươn lên chiếm tầng cao nhất của rừng. Cây dổi đem lại giá trị kinh tế rất cao, hạt dổi được chế biến thành một loại gia vị và thuốc chữa bệnh đau họng, hạ sốt. Nhận thấy đây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cộng với lợi thế và điều kiện tự nhiên phù hợp nên người dân ở xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đang triển khai mở rộng diện tích trồng dổi để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.
(HBĐT) - “Đề án điều chỉnh diện tích Vườn quốc gia Ba Vì (VQG Ba Vì) tại tỉnh Hòa Bình” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2371/QĐ-TTg ngày 26/12/2014. Theo đó, tổng diện tích VQG Ba Vì được điều chỉnh về tỉnh ta quản lý là 1.114,46 ha, thuộc huyện Kỳ Sơn, bao gồm xã Yên Quang 781,56 ha và xã Phú Minh gần 333 ha.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngay từ sau Tết Nguyên đán 2015, huyện Đà Bắc đã tích cực tuyên truyền phát động phong trào tết trồng cây và kế hoạch trồng rừng năm 2015 trên toàn huyện. Tính đến cuối tháng 4, thực hiện kế hoạch tổ chức "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp xuân Ất Mùi 2015, các xã, thị trấn trong huyện đã trồng mới được hàng chục nghìn cây phân tán.