Trước tình hình hạn hán, người dân xã Ba Khan (Mai Châu) đã chuyển diện tích lúa bị hạn sang trồng ngô. (Ảnh: Mạnh Hùng).
(HBĐT) - Một trong những vấn đề hết sức quan trọng mà huyện Mai Châu đang tập trung triển khai trong thời điểm này là công tác phòng, chống hạn cho sản xuất vụ xuân, chiêm xuân năm 2015. Làm tốt vấn đề này không chỉ giúp cho huyện Mai Châu hoàn thành việc gieo cấy đúng khung thời vụ, đảm bảo diện tích theo kế hoạch mà còn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng lương thực.
Theo thống kê, vụ chiêm - xuân năm 2015 toàn huyện Mai Châu gieo cấy 888 ha lúa, trong đó, giống lúa thuần BC15 chiếm khoảng 78% với 27.400 kg, còn lại là một số giống khác như: Nhị ưu 838 với 520 kg; Thanh Hoa ưu với 600 kg; nếp M97 với 820 kg. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, ngay từ những ngày cuối năm 2014, huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát thống kê lại toàn bộ hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi trên địa bàn để từ đó có hướng khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn phụ trách thủy nông cùng bà con nông dân trên địa bàn huyện đồng loạt ra quân tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương, tận dụng tối đa mọi nguồn nước đưa vào đồng ruộng để làm đất kịp khung thời vụ gieo trồng. Đồng thời kiểm tra các công trình hồ, đập, bai trên địa bàn nhằm phát hiện những hư hỏng, kịp thời sửa chữa để đảm bảo đủ nước tưới, tiêu cho đồng ruộng và tạo thế chủ động cho công tác thủy lợi. Đồng chí Khà Văn Diện, Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện Mai Châu cho biết: Vụ chiêm - xuân năm nay được nhận định là khoảng thời gian có diễn biến thời tiết thất thường, có khả năng mùa mưa sẽ kết thúc sớm hơn bình thường, gây khô hạn nên tổng lượng mưa trong vụ sẽ thiếu hụt khoảng 20 - 40%, mực nước ở các sông, suối xuống rất thấp, do đó, tình hình khô hạn có thể xảy ra trên địa bàn huyện ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Điều đó được thể hiện ở mực nước các hồ chứa trên địa bàn như hồ Cha Lang, hồ Mỏ Bìn, Mỏ Luông, dung tích nước chỉ còn đạt khoảng trên 80% so với thiết kế. Riêng các hồ như: hồ Tòng Đậu, hồ 3 - 2, Lọng Sắng, dung tích nước chỉ còn đạt gần 40% so với thiết kế. Nhìn chung các công trình thủy lợi này cũng chỉ đáp ứng được nước sản xuất cho khoảng 70% diện tích gieo trồng, số còn lại vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước tự chảy ở các khe, suối, chính điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các xã chỉ đạo sản xuất vụ chiêm - xuân. Trước thực tế đó, ngay từ đầu năm huyện đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể, sát thực tế để đảm bảo vụ chiêm - xuân đạt kết quả tốt. Một trong những giải pháp chủ đạo đó là chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chủ động chuyển diện tích đất không chủ động được nước tưới chuyển sang gieo trồng các loại cây màu khác mang lại hiệu quả kinh tế cao như: trồng dưa hấu tại xã Mai Hạ, mướp đắng lấy hạt tại xã Xăm Khòe, ngô tại xã Ba Khan, Pà Cò, tỏi tại xã Pù Bin, Noong Luông,... Đồng chí Khà Văn Diện - Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện Mai Châu cho biết thêm: Đối với 78 ha có nguy cơ bị hạn hán cao, Phòng NN & PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động chuyển sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao như: ngô, sắn, lạc, rau, đậu,... Theo kế hoạch, toàn huyện gieo trồng 3.650 ha ngô xuân hè. Tính đến cuối tháng 3/2015, các xã, thị trấn đã làm đất và gieo trồng được 1.250 ha. Số diện tích này tập trung tại các xã Ba Khan, Thung Khe, Pà Cò, Hang Kia. Trong đó đã gieo trồng được 83 ha lạc, 440 ha dong riềng; rau đậu đã thu hoạch và trồng gối được 350 hecta...
Thanh Hạnh
(Đài TT-TH Mai Châu)
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là tuyến đường thủy nội địa quốc gia (dài 203 km). Số lượng tàu, thuyền đang hoạt động trên hồ Hòa Bình khoảng 700 chiếc, trong đó có 200 tàu, thuyền chở khách. Địa phận tỉnh ta có 2 bến cảng là Cảng Ba Cấp, Cảng Bích Hạ và 3 bến thủy nội địa là Bến Tiến Anh (Thung Nai), bến Bình Thanh và Bến ông Hùng được cấp phép hoạt động. Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị vận tải thủy nội địa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động đường thủy nội địa, nhất là các điều kiện bảo đảm an toàn về giao thông đường thủy. Qua đó, tỉnh ta không để xảy ra TNGT đường thủy nghiêm trọng.
(HBĐT) - Từ ngày 9 – 11/4, tại tỉnh ta, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Dự án Giảm nghèo 6 tỉnh miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) và 6 tỉnh khu vực Tây Nguyên (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Kom Tum, Đắc Nông, Gia Lai) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn viên cộng đồng.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Lạc Sơn có kế hoạch trồng mới 820 ha rừng, trong đó, trồng rừng phòng hộ 120 ha, trồng lại rừng sau khai thác 700 ha, giữ độ che phủ rừng ổn định 54,5%.
(HBĐT) - Ngày 8/4, huyện Kim Bôi đã chọn xóm Rộc, xã Nật Sơn làm điểm phát động Tháng chiến dịch toàn dân làm thủy lợi với sự tham gia của trên 300 người.
(HBĐT) - Sáng 7/4, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Sở LĐ-TB&XH, Công an tỉnh, Sở Công thương, LĐLĐ tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác ATVSLĐ-PCCN tại Công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam chi nhánh Hòa Bình có địa chỉ tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Công trình cấp nước sạch sinh hoạt xã Phú Lương (Lạc Sơn) được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2014 trong sự hồ hởi, phấn khởi của người dân. Tuy rất cần nước, mong nước sạch nhưng đến nay nhiều hộ vẫn ngậm ngùi nhìn ống nước chạy qua nhà vì chi phí lắp đặt quá cao so với thu nhập, mức sống của họ.