(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.

 

Để tăng cường kiểm soát, sớm khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN và PTNT tập trung thống kê, rà soát, phân loại về quy mô, mức độ ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng, chế biến thủy sản và sản xuất, chế biến khác trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản.

 Xây dựng cơ sở sản xuất gắn với kiểm soát ô nhiễm môi trường

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ  NN và PTNT  rà soát, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, danh mục sản phẩm xử lý môi trường đối với hoạt động chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Đồng thời xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho khu chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, khu giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; thực hành quy trình quản lý tốt đối với hệ thống chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp đi kèm với hệ thống xử lý chất thải đồng bộ; quản lý sản xuất an toàn và khuyến khích người dân áp dụng quy phạm, quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc các tiêu chuẩn tương đương.

Bên cạnh đó xây dựng mô hình về cơ sở sản xuất gắn với kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả trong từng lĩnh vực, có lộ trình để nhân rộng đưa vào sản xuất.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN và PTNT  đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ về khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ thu gom và xử lý chất thải đối với cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng vùng miền.

Bộ KH &CN chủ trì, phối hợp với các Bộ NN và PTNT , TN&MT tổ chức thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; thẩm định, công bố, phổ biến và khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về môi trường mới đối với chất thải phù hợp tính chất đặc thù của các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản.

 Xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

 Bộ Công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản theo thẩm quyền. Chỉ đạo cơ quan môi trường các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định. Xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc các cơ sở chây ỳ, không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả; công khai thông tin các hành vi vi phạm để tạo áp lực dư luận.

Đồng thời, Bộ TN&MT chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia làm cơ sở để ngành nông nghiệp quản lý, giám sát, cảnh báo môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Xác định và công bố mức độ ô nhiễm môi trường tại các khu vực có mật độ tập trung cao các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.

Đồng thời, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và thống nhất hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, tổ chức và cá nhân; tăng cường giám sát cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường và công tác đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc thống kê, rà soát, phân loại các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản trong tháng 6/2016. Xây dựng Kế hoạch quản lý, kiểm soát và lộ trình khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản; xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong các hoạt động này.

Đồng thời ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản ở địa phương. Xác định rõ mục tiêu cần đạt tới và yêu cầu bắt buộc của tiêu chí bảo vệ môi trường trong công nhận các địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.

Bên cạnh đó triển khai chương trình quan trắc môi trường, nâng cao năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường trong các lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản trên địa bàn.

Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán được giao hàng năm theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước, tập trung chỉ đạo có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, từng bước tạo chuyển biến về khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường khu vực nông thôn và trong sản xuất nông nghiệp.

                                                                                         

 

                                                                              PV(TH)

 

 

Các tin khác

Tham gia trồng cây xanh bóng mát khu vực trường THCS Tử Nê (Tân Lạc) để hưởng ứng ngày Môi trường thế giới.
Cán bộ phòng NN&PTNT kiểm tra tình trạng hạn hán trên cánh đồng xóm Nghìa, xã Ngọc Lương.
Không có hình ảnh
Điện lực thành phố Hoà Bình khẩn trương xử lý sự cố hệ thống dây điện hạ thế bị cây xanh đè lên gây tắc giao thông trên tuyến đường Võ Thị Sáu.

Chia sẻ kinh nghiệm về vận hành và bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn

(HBĐT) - Sáng 2/6, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về cơ chế phân cấp quản lý, phát huy vai trò của cộng đồng trong vận hành và bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Tham dự có đại diện các sở, ngành và các đơn vị liên quan.

Đánh giá mô hình cải tạo đất và thâm canh lúa chất lượng cao BC15

(HBĐT) - Ngày 2/6, Trạm KNKL huyện Kim Bôi đã phối hợp với UBND xã Trung Bì tổ chức hội thảo đánh giá kết quả “mô hình cải tạo đất và thâm canh lúa chất lượng cao BC15” vụ chiêm xuân 2015 tại thôn Tre Thị với diện tích 2 ha.

Huy động gần 247.500 công làm thuỷ lợi

(HBĐT) - Hưởng ứng chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi đợt 1, năm 2015, đến cuối tháng 5, toàn tỉnh đã huy động được gần 247.500 ngày công, bằng 90,3% kế hoạch. Theo đó, các huyện, thành phố đã đào, đắp 211.350 m3 đất, đá, bằng 91,9% kế hoạch; nạo vét, phát dọn 983.404 m2 kênh mương, mái đập, bằng 113% kế hoạch.

Ứng dụng KH -CN tạo tiền đề thúc đẩy phát triển KT -XH

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2012 -2014, Sở KH -CN chủ trì 79 đề tài, dự án KH -CN. Qua nghiệm thu, có 5 đề tài đạt kết quả xuất sắc, 32 đề tài đạt khá, 3 đề tài đạt yêu cầu. Việc thực hiện các đề tài khoa học được đánh giá theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh, góp phần quan trọng phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng NTM.

Mô hình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Cùng với huyện Lạc Thủy, Tân Lạc là một trong hai địa phương được lựa chọn triển khai thực hiện mô hình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất (Dự án thúc đẩy thực hiện tham gia và đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất tại tỉnh, giai đoạn 2013 – 2015). Tại 2 xã thực hiện là Thanh Hối và Quy Hậu, mô hình bước đầu mang lại hiệu quả, các công trình triển khai đã và đang đem lại lợi ích cộng đồng thiết thực, thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM ở địa bàn cơ sở.

Tập huấn quản lý và sử dụng thiết bị lưu giữ an toàn dữ liệu DC – 02 MB

(HBĐT) - Ngày 29/5, Phòng Cơ yếu (Công nghệ Thông tin Văn phòng Tỉnh uỷ) đã tổ chức lớp tập huấn quản lý và sử dụng thiết bị lưu giữ an toàn dữ liệu DC – 02 MB. Dự lớp khai giảng có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ và cán bộ các ban, ngành và các Huyện, Thành ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục