Cán bộ, kỹ sư Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN kiểm tra mức độ sinh trưởng của Đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong môi trường nhân tạo.

Cán bộ, kỹ sư Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN kiểm tra mức độ sinh trưởng của Đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong môi trường nhân tạo.

(HBĐT) - Cuối năm 2014, Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN đã đưa vào thử nghiệm và đạt được thành công bước đầu trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo – một trong những loại thảo dược quý hiếm, có giá trị cao của ngành y học thế giới.

 

Theo anh Trần Đình Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm, đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là một loại nấm sống ký sinh trên côn trùng, sinh sống chủ yếu các vùng núi cao từ 3.000 - 4.000 m so với mực nước biển ở Himalaya, Tây Tạng, Vân Nam, Cam Túc (Trung Quốc)... Có trên 600 loài ĐTHT nhưng được biết đến, nhiều nhất là 2 loài Cordyceps Sinensis và Cordyceps Militaris, trong đó, Cordyceps Militaris có tính năng vượt trội về dược chất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, ĐTHT trong thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác quá nhiều và số lượng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng nên giá thành rất cao. Tại Việt Nam, trước đây, đa phần các sản phẩm đông trùng hạ thảo nguyên con hoặc các thành phần của thảo dược này  đều có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Tạng (Trung Quốc) và giá thành rất cao khiến cho rất ít người sử dụng có cơ hội tiếp cận với thứ thảo dược thập toàn đại bổ này.

 

Từ nhiều năm nay, tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước đã ứng dụng và nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo. Sau một thời gian khảo sát và tìm hiểu thực tế điều kiện tự nhiên, môi trường và khả năng ứng dụng KHKT của tỉnh, cuối năm 2014, Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN đã thực hiện thí điểm mô hình nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Với quy trình cấy ghép, nuôi dưỡng nghiêm ngặt, đầu năm 2015, Trung tâm đã thu hoạch mẻ đầu tiên đạt kết quả ngoài mong đợi. Qua kết quả giám định chất lượng của đơn vị cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm, đông trùng hạ thảo do Trung tâm nuôi cấy có chất lượng cao gấp đôi của Thái Lan, gấp ba lần Trung Quốc và đạt khoảng 70% chất lượng của sản phẩm tự nhiên.

 

Anh Ngô Kim Quyền, cán bộ kỹ thuật trực tiếp phụ trách nuôi cấy ĐTHT của Trung tâm cho biết: Để việc nuối cấy thành công phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật cũng như cơ sở vật chất. Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn từ nhà ủ, cấy giống đến nuôi trồng và tuân theo một quy trình nghiêm ngặt. Giá thể nấm – môi trường sống của đông trùng hạ thảo được tạo từ thành phần chính là gạo, nhộng tằm và khoai tây. Qua quá trình hấp khử trùng, làm nguội được cấy giống nấm đông trùng hạ thảo. Nấm được nuôi trong môi trường dinh dưỡng từ 3-5 ngày trước khi được cấy vào giá thể ấu trùng. Sau 19 - 25 ngày ủ để hình thành, nấm lan rộng, có màu trắng mới được đưa qua môi trường nuôi từ 2 – 2,5 tháng, nhiệt độ tối ưu từ 18-22o­C, độ ẩm 85-90% và ánh sáng khoảng 2000 Lux.

 

Với sự thành công bước đầu trong phương pháp nuôi trùng thảo của Trung tâm không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, cung cấp sản phẩm chất lượng cho thị trường trong nước, mà còn hướng tới mang sản phẩm thương hiệu Việt đến với thị trường trên thế giới. Hiện nay, Trung tâm đang nuôi cấy đông trùng hạ thảo mẻ thứ hai với chất lượng sản phẩm cao hơn. Dự kiến sẽ cho thu hoạch từ 1,5 - 2 vạn lọ (trọng lượng trung bình 18g/lọ) với giá thành khoảng 15 triệu đồng/kg tươi và 50 triệu đồng/kg khô.

 

Đánh giá về thành công bức đầu việc ứng dụng KHKT trong nuôi cấy ĐTHT, anh Trần Đình Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm khẳng định: Nấm ĐTHT chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu y học hiện đại đều khẳng định, nấm ĐTHT có giá trị dinh dưỡng cao, tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus… Ngoài dùng trong chế biến dược phẩm, đông trùng hạ thảo tươi còn được dùng để ngâm rượu, pha trà, hầm thức ăn… đều rất bổ dưỡng. Thành công của việc nuôi cấy đông Trùng hạ thảo của Trung tâm không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị cao về mặt y dược học có nguồn gốc trong nước, mang lại giá trị kinh tế cao và là nguồn thu đáng kể phục vụ hoạt động sáng tạo KH&CN của Trung tâm. Điều quan trọng hơn cả là từ thành công này sẽ là cơ sở kinh nghiệm để Trung tâm tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng và thử nghiệm nhiều loại sản phẩm, xây dựng những mô hình phù hợp để chuyển giao KH&CN trong sản xuất, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân trong tỉnh. Hiện nay, Trung tâm đã chủ động được nguồn giống tại chỗ. Tuy nhiên, để phát triển sản xuất đại trà và giảm giá thành đầu tư, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục nghiên cứu, nuôi trồng thử nghiệm tại một số địa phương có điều kiện khí hậu tự nhiên phù hợp như các xã vùng cao Quyết Chiến, Ngổ Luông (Tân Lạc), Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu)...

 

 

                                                       

                                                                   Ngọc Vinh

 

Các tin khác

Thực hiện phong trào “Ngày thứ bảy tình nguyện”, ĐV-TN xã Tú Sơn (Kim Bôi) tích cực thu gom rác thải, làm sạch đường làng, ngõ xóm.
Hệ thống đường GTNT liên xóm của xã Liên Vũ cơ bản được bê tông hóa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Không có hình ảnh
Cán bộ Sở LĐ-TB&XH trao giấy chứng nhận huấn luyện ATVSLĐ cho các học viên đạt loại giỏi.

Kim Bôi khẩn trương phòng - chống thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Dù thời tiết không diễn biến phức tạp thế nhưng năm 2014, ảnh hưởng của hoàn lưu bão trên địa bàn huyện Kim Bôi đã xảy ra mưa to, lốc xoáy cục bộ làm tốc mái 6 ngôi nhà ở Tú Sơn, Kim Bình và trạm y tế Kim Truy, làm đổ và giảm năng suất hơn 440 ha cây màu các loại, nhiều công trình mương bai bị hư hại, nhiều nơi sạt lở đất vùi lấp ruộng cấy ở Sơn Thủy, Kim Sơn, Mỵ Hòa, Kim Bôi…

Cao Phong sẵn sàng ứng phó với mưa lũ

(HBĐT) - Bước vào mùa mưa bão 2015, huyện Cao Phong đã rà soát, xác định những khu vực trọng điểm nguy cơ ẩn họa. Đó là sạt lở có thể xảy ra dọc dốc Cun, dốc Mái, đường Bình Thanh, Thung Nai; xóm Ong 1, xã Nam Phong; xóm Chầm, xã Yên Lập; xóm Bợ, Rớm, xã Yên Thượng. Lũ quét có thể xảy ra dọc theo các suối tại nhiều xã và thị trấn Cao Phong. Các công trình có thể xảy ra sự cố là hồ Bãi Bông, xã Đông Phong; hồ suối Lầy, xã Bắc Phong; hồ Múi, xã Xuân Phong; bai Lãi, bai Chiêm, xã Tây Phong...

Đảm bảo cung ứng vật tư, hàng hoá thiết yếu cứu trợ vùng thiên tai

(HBĐT) - Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến trung tuần tháng 6, mưa giông, lốc tố đã liên tiếp xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh làm hư hỏng hàng trăm nhà dân, thiệt hại hàng trăm ha lúa, hoa màu và nhiều công trình hạ tầng giao thông, thuỷ lợi. Với diễn biến tình hình mưa bão vẫn còn phức tạp, ngành Công Thương đã chủ động triển khai phương án phòng - chống và đối phó với các tình huống lụt bão.

Tỉa cành cây xanh đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(HBĐT) - Hiện tại trên đoạn đường Điện Biên Phủ, phường Phương Lâm (TPHB), ngay trước cổng Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh phía bên trái có một cây bàng gốc nhỏ, tán lá rộng, mỗi lần có gió cây đảo nghiêng như muốn đổ gây nên nỗi lo sợ cho người dân và người đi đường, nhất là hiện nay đang vào mùa mưa bão.

Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả dông lốc

Sau khi cơn dông lốc dữ dội xảy ra trên địa bàn Hà Nội vào chiều tối 13-6, trong suốt đêm 13 và sáng 14-6, lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã tích cực khắc phục hậu quả nặng nề do mưa dông gây ra.

Bảo đảm giao thông đường 433- Đà Bắc

(HBĐT) - 433 là tuyến đường độc đạo từ thành phố Hòa Bình đi các xã vùng cao huyện Đà Bắc dài 90 km quanh co phức tạp, độ dốc lớn, địa chất không ổn định, taluy dương cao lại có nhiều vực sâu tới cả trăm m, thường xuyên xảy ra sạt lở và ắch tắc giao thông, nhất là các đoạn đi qua các xã Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng, Đồng Nghê, Suối Nánh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục