Chiều ngày 30/6, mực nước tại tuyến đê đã dâng cao chỉ cách tường chắn sóng hơn 1m nhưng người dân vẫn nườm nượp tắm, bất chấp an nguy tính mạng.

Chiều ngày 30/6, mực nước tại tuyến đê đã dâng cao chỉ cách tường chắn sóng hơn 1m nhưng người dân vẫn nườm nượp tắm, bất chấp an nguy tính mạng.

(HBĐT) - Gần đây, xu hướng đổ ra sông Đà khu vực cầu Hòa Bình tắm bỗng trở nên ồ ạt, nhất là vào các đợt cao điểm nắng nóng, thu hút mọi lứa tuổi trẻ, già, nhiều người trong số đó là HS- SV, CB- CC Nhà nước. Đành rằng không có quy định nào cấm người dân có nhu cầu “giải nhiệt” dọc tuyến sông, tuy nhiên, để phòng, tránh những hiểm hoạ, rủi ro của việc tắm sông phải bắt nguồn từ ý thức của người dân. Sự khẩn trương vào cuộc của ngành chức năng cũng thêm tác động.

 

Tự phát “khai thác” bãi tắm

           

Khởi xướng cho “trào lưu” tắm sông dọc tuyến đê Đà Giang do một nhóm người trên địa bàn phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình) vào đợt nắng nóng dịp hè của năm 2014. Đến đầu hè này, phong trào ngày càng rầm rộ. Lượng người ra sông tắm vào giờ cao điểm các ngày có lúc lên tới con số hàng nghìn. Tấp nập hơn cả là vào các buổi chiều suốt dọc tuyến đê Đà Giang đến khu vực bến cuối cầu Đen của phường Đồng Tiến. Không cứ ngày nóng nực mà cả khi trời đổ mưa giông, trong suốt quãng thời gian khoảng từ 16h – 19h trên dọc tuyến đê kéo dài hàng km này luôn kìn kịt người đến tắm với không khí sôi động chẳng kém gì bãi tắm trên biển.

 

Dòng người từ các ngả đổ về dọc tuyến đê này “giải nhiệt” bằng “liệu pháp” tắm sông, chủ yếu là dân cư các phường trọng điểm Phương Lâm, Đồng Tiến, Tân Thịnh, Thịnh Lang. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết người đến tắm đã có sự chủ động đảm bảo an toàn cho mình bằng trang bị phao, áo phao. Nhiều người cẩn thận khi mua áo phao bơi còn gia cố thêm đường may ngoài để việc phòng bị thêm chắc chắn. Bên cạnh đó, có một số ít người dùng thùng xốp, can nhựa có tính chất nổi trên bề mặt nước thay vì trang bị phao, áo phao khi xuống nước không kém mạo hiểm. Đặc biệt, nguy hiểm là một số trường hợp lứa tuổi thanh, thiếu niên chủ quan cho rằng mình biết bơi nên không mặc áo phao và thường ngụp lặn tại khu vực nước sâu.

           

Trào lưu tắm sông trên tuyến Đà Giang hiện tại vẫn rất “nóng”, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Không ít người như bà Nguyễn Thị Hằng, 60 tuổi ở KDC Bắc Trần Hưng Đạo tỏ ra tiếc nuối: “bãi tắm đẹp như thế này mà không khai thác sớm!!!”

 

 

Nảy sinh những phức tạp về ANTT, vệ sinh môi trường

 

Trên công trình mặt đê Đà Giang kết hợp đường giao thông đang được nâng cấp, đầu tư là la liệt xe đạp, xe máy của những người đến tắm sông xếp lộn xộn, thiếu trật tự, không ai quản lý, trông nom. Tại khu vực tường chắn sóng sát với kè sông, dép nhựa, đồ ăn, thức uống của những người đến đây được vứt ném ngổn ngang, tuỳ tiện. Anh Nguyễn Văn Thưởng ở tổ 5, phường Phương Lâm cho biết: “Chiều nào, tôi cũng đưa con ra sông vừa dạy cháu bơi, vừa tranh thủ tận hưởng cảm giác đằm mình trong làn nước mát rượi. Chẳng lấy đâu ra dịch vụ trông coi phương tiện nên người ra sông như chúng tôi tìm khoảng trống trên đường giao thông đang thi công, mật độ đi lại còn thưa thớt để dựng. Thường mọi người dựng xe túm tụm vào một góc, gần với bậc lên, xuống tuyến kè hoặc mái bờ, người cẩn thận khoá cổ, khoá càng, xe đạp dùng sợi xích cột lại với nhau… Nói chung là tài sản của ai người đó tự bảo vệ, nếu xảy ra mất mát gì cũng đành chịu, không kêu được”. Hiện tượng xả rác ra bờ mỗi ngày trong quá trình đến đây tắm sông của một số người thiếu ý thức cũng đáng lo ngại, chủ yếu là vỏ chai lọ nhựa, nilon. Quá trình tích tụ rác thải ngày qua ngày không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan mà dần dà sẽ nảy sinh một số bức xúc về vệ sinh môi trường trên tuyến đê này. Thêm vào đó, tại một số tụ điểm nghiện hút như gầm cầu Hoà Bình, việc vứt bơm kim tiêm bừa bãi của một số đối tượng tiêm chích ma tuý lâu nay cũng đáng lưu ý, quan ngại về môi trường.

 

      

Xe đạp, xe máy của người dân đến tắm sông trên tuyến đê Đà Giang lộn xộn, ngổn ngang trên đường giao thông đang thi công.

 

Đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Đảm bảo VSMT tại khu vực tuyến đê Đà Giang trước tiên do UBND các phường chủ quản quản lý. Việc huy động ĐV- TN tập trung phát quang dọc tuyến, thu gom rác thải, bơm, kim tiêm… tuy vẫn thực hiện nhưng không thể thường xuyên. Gần đây, hiện tượng rác thải, vệ sinh môi trường tại tuyến đê Đà Giang đã được người dân phản ảnh lên. Đề nghị UBND các phường, xã, nhất là các phường trọng điểm quan tâm tuyên truyền, nâng cao ý thức.

 

 

Dừng ngay việc tắm sông bởi cao điểm lũ đã về!

           

UBND thành phố vừa ra thông báo số 20/TB – VP về việc tuyên truyền phòng, tránh đuối nước do tắm sông suối trên địa bàn trong mùa mưa bão 2015. Đồng thời nhận định thời gian vừa qua, do thời tiết nắng nóng kéo dài diễn ra liên lục nên nhiều người dân, HS- SV đã ra tắm ở sông Đà và một số sông, suối khác. Để đảm bảo tính mạng cho người dân mùa mưa bão và phòng, tránh những tai nạn đáng tiếc do đuối nước xảy ra, Ban chỉ huy PCLB & TKCN thành phố, UBND các phường, xã trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền và chỉ đạo các tổ dân phố để nhân dân, HS- SV không nên tắm sông, hồ trong mùa mưa bão. Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối, chỉ được phép bơi ở những nơi có người và có phương tiện cứu hộ. Tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.

           

Theo đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố: Thực hiện nhanh các giải pháp, vào chiều ngày 1/7, Ban chỉ huy PCLB & TKCN thành phố phối hợp với các ngành liên quan gồm Kinh tế, Tài nguyên & Môi trường, Văn hoá, Quản lý đô thị, Y tế tiến hành khảo sát nhằm thống nhất nhanh các phương án, tiếp đó giao cho các đơn vị chức năng thực hiện cắm biển báo, biển cấm tại các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước. Phối hợp với UBND các phường, xã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân để tránh tai nạn đuối nước đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt lưu ý kể cả những người biết bơi, bơi giỏi nhưng nếu không tuân thủ bảo đảm an toàn, bơi ra khu vực nước sâu sẽ khó tránh khỏi nguy hiểm.

 

Cao điểm mưa lũ hàng năm thường bắt đầu vào tháng 7, nước sông Đà liên tục dâng cao do mưa lớn và nước lũ đổ từ phía thượng nguồn. Đây cũng là cảnh báo đặc biệt nguy hiểm đối với những người đến khu vực sông, suối tắm. Hiện nay, tuy trên địa bàn tỉnh ta chưa có mưa nhưng do mưa từ thượng nguồn nên mực nước tại khu vực người dân hay xuống tắm đã dâng cao rõ rệt. Giải pháp bảo vệ an toàn tính mạng, tránh rủi ro, bất trắc là người dân dừng ngay việc tắm sông!

 

 

 

                                                                               Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Có khoảng 50 học viên tham gia lớp tập huấn.
Cao Sơn là xã triển khai khá tốt Nghị quyết phát triển kinh tế lâm nghiệp của Huyện ủy Đà Bắc.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cháy tại trạm trộn bê tông nhựa nóng, 3 công nhân bị thương

(HBĐT) - Hồi 12h ngày 29/6, Phòng Cảnh sát PCCC và CN, CH (Công an tỉnh) nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra tại trạm trộn bê tông nhựa nóng của Công ty CP Đầu tư và XDGT Phương Thành tại xóm Nước Vải, xã Tân Vinh (Lương Sơn).

Ký kết hợp đồng chuyển phát hành chính công qua hệ thống bưu điện

(HBĐT) - Chiều 30/6, tại Bưu điện tỉnh đã diễn ra lễ ký hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyển phát hành chính công qua hệ thống bưu điện giữa Cục Thuế tỉnh và Bưu điện tỉnh.

Tập huấn điều tra lao động và nhu cầu lao động trong doanh nghiệp

(HBĐT) - Chiều 30/6, Sở LĐ-TB&XH tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra lao động và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2015. Tham gia lớp tập huấn có 50 người là thành viên BCĐ, tổ chuyên viên giúp việc BCĐ Điều tra Cung cầu lao động năm 2015; Ban quản lý các KCN tỉnh; lãnh đạo và điều tra viên Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố.

Hơn 4.560 lượt ha lúa và cây trồng cạn bị nhiễm dịch hại

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục BVTV tỉnh, trong 6 tháng đầu năm tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên cây lúa và các cây trồng cạn là 4.560,25 lượt ha, diện tích nhiễm nặng là 101,05 ha, diện tích giảm trên 70% năng suất là 7,5 ha, trong đó diện tích mất trắng là 7 ha.

Phát triển sản xuất cây ăn quả có múi bền vững

(HBĐT) - Sở NN & PTNT vừa có văn bản số 700/SNN – BVTV về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp sản xuất cây ăn quả có múi bền vững.

Toàn tỉnh trồng mới gần 4.000 ha rừng

(HBĐT) - Năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới 8.000 ha rừng tập trung. Nhờ chủ động được mặt bằng, cây giống lâm nghiệp, đến cuối tháng 6, các huyện, thành phố đã trồng mới gần 4.000 ha rừng, tăng trên 300 ha so với kỳ trước và đạt gần 50% kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục