Hệ thống đường dây điện chằng chịt do dân xóm Kén, xã Văn Nghĩa
(Lạc Sơn) tự kéo sa xuống sát vệ đường mang hiểm họa, tai nạn điện giật nếu chẳng may người đi đường vướng phải.

Hệ thống đường dây điện chằng chịt do dân xóm Kén, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) tự kéo sa xuống sát vệ đường mang hiểm họa, tai nạn điện giật nếu chẳng may người đi đường vướng phải.

(HBĐT) - Nếu nhìn vào con số 99,5% tổng số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia của huyện Lạc Sơn, chắc hẳn ai nấy đều vui mừng bởi điều kiện sống của hầu hết bà con các dân tộc đã được nâng lên có ánh sáng dòng điện. Ấy vậy nhưng xoay quanh vấn đề chất lượng điện ở các xã, xóm lại là câu chuyện khác đáng bàn bởi tiếng là có điện nhưng thường thì “điện đom đóm”. Điều này xuất phát từ nguyên nhân điện lưới sau công tơ về hộ gia đình chủ yếu do dân tự kéo.

 

Đi đâu cũng đụng hệ thống điện tự kéo

 

Thực tế này diễn ra đã nhiều năm không riêng gì ở huyện Lạc Sơn mà còn ở một số huyện khác như Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi. Tuy nhiên, Lạc Sơn là địa phương có mật độ lưới điện do dân tự kéo dày đặc nhất. Đến các xã, nhất là các vùng khó khăn như Mỹ Thành, Văn Nghĩa, Quý Hoà,  đụng đâu cũng thấy hệ thống dây điện tự kéo chằng chịt từ cột điện hạ thế giăng mắc băng qua đồng ruộng, gá qua bờ rào hay lơ lửng vách nhà. Đồng chí Đỗ Kim Khánh, Phó phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện cho biết: tất thảy 28 xã trên địa bàn huyện đều có tình trạng này. Lâu nay, ngành điện có trách nhiệm đầu tư đến công tơ. Phần sau công tơ do người dân tự đầu tư (mua dây điện, dựng trụ đỡ kéo về nhà để phục vụ sinh hoạt). Chính vì tự làm nên mọi thứ mang tính chất bấu víu, tạm bợ, thiếu bền vững. Cây, que dùng làm trụ mắc, dây điện không đảm bảo yếu tố chất lượng, bà con tự ý đấu nối nên việc truyền tải điện kém, hiệu quả sử dụng thấp.

 

Chúng tôi vượt qua một đoạn đường dài, dốc, đèo hiểm trở đến các xóm Kén, Sào và Pheo của xã Văn Nghĩa để tìm hiểu và chia sẻ những khó khăn, vất vả về cuộc sống khi nguồn điện sinh hoạt, chất lượng điện hiện vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của bà con. Bà Bùi Thị Nhẻo ở xóm Kén trần tình: Để có điện dùng, các hộ chung nhau mua dây, dựng trụ đấu nối kéo điện về. Đoạn dẫn thì xa, mấy hộ chung nhau một đường dây nên điện về đến nơi yếu chỉ đủ thắp sáng. Mùa hè nếu không phải giờ cao điểm, dùng thêm được cái quạt nhưng điện thường xuyên chập chờn.

 

Được biết, để có điện dùng, một số hộ dân ở 3 xóm Kén, Pheo, Sào đã phải kéo điện từ các xóm tiếp giáp của xã Lạc Sỹ (Yên Thuỷ). Cũng tại 3 xóm này, số hộ được sử dụng điện lưới mới chỉ chiếm 20%, còn lại 80% hộ vẫn chưa có điện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Liên quan đến nguồn vốn DEP của ngành điện đã đầu tư cải tạo và hoàn thiện lưới điện hạ áp trạm biến áp xóm Kén kết thúc vào thời điểm 30/12/2014. Tuy nhiên, công trình hiện mới bàn giao được khoảng hơn 1 tháng với việc đóng điện vào đường dây hạ thế và máy biến áp, chưa lắp đặt đồng hồ công tơ.

 

Song hành cùng hiểm hoạ

 

Hình ảnh những cọc tre tạm bợ dùng làm trụ đỡ cho hàng chục dây điện nhì nhằng dễ dàng đập vào mắt người quan sát dọc theo những con đường dẫn điện sinh hoạt về hộ gia đình trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Đi cùng với đó là những hiểm hoạ, tai hoạ có thể ập xuống bất cứ khi nào nếu người dân sơ sểnh hoặc vô tình vướng phải. Với hệ thống các sợi dây điện chồng chéo, không đảm bảo chất lượng rất dễ xảy ra tình trạng chập mạch gây cháy, nổ, ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Chưa kể cùng với thời gian, gió bão, nhiều trụ tre mục nát dễ gãy đổ, ngả nghiêng khiến dây điện võng xuống thấp hoặc đứt gây mất an toàn. Nhiều điểm mắc bị võng quá thấp lẫn trong bụi hoặc lùm cây dẫn qua đường giao thông liên thôn, liên xã không đủ độ cao cần thiết rất dễ ảnh hưởng đến phương tiện và người đi đường. Hiện tượng rõ rỉ điện ở hệ thống đường dây không đảm bảo an toàn này cũng rất dễ xảy đến, nhất là vào mùa mưa bão, nước dân cao, gió giật.

 

Theo đồng chí Lê Xuân Thu, Trưởng phòng Quản lý điện năng (Sở Công thương): Tình trạng đường điện tự kéo không thể đảm bảo yếu tố an toàn kỹ thuật ngành điện, đồng nghĩa với tiềm ẩn nguy cơ, hiểm hoạ khôn lường. Năm 2012, ở huyện Kỳ Sơn có 1 trường hợp nạn nhân địa bàn xóm Mỏ, xã Dân Hạ trong khi đi bắt cua đã vấp phải dây điện hạ thế dẫn đến tử vong. Đối với huyện Lạc Sơn, tai nạn từ lưới điện dân tự kéo cũng đã từng xảy ra gây hậu quả chết người. Cụ thể là vào ngày 21/7/2013, chị Bùi Thị Khuyên, sinh năm 1984 ở xã Định Cư trong khi đi làm ruộng đến bờ ruộng liên xóm Mương Hạ trong và Mương Hạ ngoài đã sơ sẩy trượt chân để tay nắm vào đường dây hạ thế 0, 4 kv do dân tự kéo cấp điện cho 9 hộ xóm Mương Hạ. Hậu quả là chị Khuyên bị điện giật chết.

 

Kể từ khi bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý, Điện lực Hoà Bình đã lên phương án đầu tư, nâng cấp cải tạo lưới điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, việc đầu tư, nâng cấp cần nhiều thời gian và phải có lộ trình. Để giảm thiểu, tránh những tai nạn điện đường dây hạ thế do dân tự kéo trong khi chờ đầu tư, cải tạo từ phía ngành điện, thiết nghĩ cần có sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền địa phương, ngành liên quan trong khuyến cáo, nhắc nhở hộ dân thận trọng trong câu, nối điện an toàn.

 

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác

Công trình cung cấp nước sạch được đầu tư sửa chữa, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho 87,87% hộ dân xã Chiềng Châu (Mai Châu).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đại diện 2 đơn vị bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho xóm Thia, xã Yên Mông (TP Hòa Bình).

Đuối nước khi tắm sông Đà

(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), khoảng 18 giờ ngày 3/7, anh Đặng Trung Kiên, sinh năm 1996, thường trú khu II, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) trong quá trình tắm sông tại khu vực bến Cát, xã Trung Minh (thành phố Hoà Bình) đã bị đuối nước.

Chiều tối và đêm nay, Bắc Bộ mưa rào và dông, cảnh báo lốc xoáy

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn T.Ư, từ chiều tối và đêm nay, 4-7, Bắc Bộ có mưa rào và dông, có nơi mưa vừa, mưa to, trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Khẩn trương khắc phục hạn hán gây bất lợi cho sản xuất vụ mùa - hè thu

(HBĐT) - Sở NN & PTNT vừa có văn bản số 719/SNN – BTVT, ngày 3/7/2015 đề nghị UBND các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục hạn hán gây bất lợi cho sản xuất vụ mùa – hè thu.

Đảo lộn đời sống và sản xuất vì nắng nóng

(HBĐT) - Đợt nắng, nóng kỷ lục kéo dài ròng rã suốt cả tuần qua đã khiến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân hứng chịu nhiều ảnh hưởng. Theo cơ quan Khí tượng Thuỷ văn, khu vực tỉnh ta là một trong những tỉnh, thành có nền nhiệt độ cao nhất, liên tục ở ngưỡng 39,5 – 40 độ C. So với đợt nắng, nóng hồi tháng 5, đợt nắng, nóng này khó chịu hơn bởi kèm theo đó là kiểu thời tiết hanh hao cực điểm.

270 ha mạ và lúa mùa mới cấy bị nhiễm ốc bươu vàng

(HBĐT) - Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh: Đến ngày 1/7, toàn tỉnh đã có khoảng 270 ha mạ và lúa mùa mới cấy bị nhiễm ốc bươu vàng. Diện tích này chủ yếu tập trung trên địa bàn các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lương Sơn và Lạc Thuỷ.

Hơn 3,4 tỷ đồng thực hiện mô hình trình diễn khuyến nông

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh đã thực hiện 8 mô hình trình diễn khuyến nông với tổng kinh phí hơn 3,4 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục