Ngôi nhà cạnh sát đồi cao tại khu vực km 2,5 trên tuyến quốc lộ 6, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).
(HBĐT) - Trong những ngày qua, những cơn mưa dài nhiều nơi mặc dù lượng mưa ít, cục bộ nhưng cũng làm sạt lở tại một số nơi. Thực trạng nhiều hộ dân quanh thành phố Hòa Bình đang làm nhà và sinh sống trên những sườn đồi, nhiều hộ còn xả đất đồi lấy mặt bằng cạnh chân núi để làm nhà nhưng không đủ kinh phí để kè xung quanh dẫn đến nguy cơ cao sạt lở, bị đất đá vùi lấp bất cứ lúc nào nếu như mưa bão còn diễn biến phức tạp.
Khảo sát một số nơi hiện đang có những hộ gia đình sinh sống ven các sườn đồi trên địa bàn thành phố Hòa Bình mới thấy rõ những nguy hiểm đang rình rập mỗi khi mùa mưa đến. Ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Quang, tổ 17 phường Thái Bình (TP Hòa Bình) là một ví dụ, phía sau là đồi cao, phía trước sát với mặt đường lên cảng 3 cấp. Ngôi nhà được xây chênh vênh trên ta luy dương cao chừng 3 - 4 m so với mặt đường. Lối vào nhà ông Quang buộc phải đi vòng leo từ hai bên hiên mới lên được nhà, nhìn từ dưới đường lên có cảm giác nếu gạt chút đất đồi phía trước chừng vài chục cm sẽ lộ rõ cả móng nhà. Theo như ông Quang cho biết, mặc dù ngôi nhà được xây từ lâu nhưng gia đình nghèo không có tiền để kè đá chân móng phía trước từ mặt đường bởi thế mỗi mùa mưa đến cả gia đình ông Quang đều lo nơn nớp, chẳng biết sập lúc nào.
Ngay trong những ngày mưa kéo dài vừa qua, tại khu vực trung tâm thuộc tổ 4, phường Phương Lâm nhiều gia đình lo lắng bất an do xây nhà trên đồi cao, khi một số hộ dân bên cạnh đó tranh thủ xả ta luy dương lấy mặt bằng đã làm lộ chân móng. Gặp phải mưa dài ngày khiến cho đất sạt lở hiện có nguy cơ sập nhà nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Dường như có đỡ hơn, ngôi nhà của gia đình anh Quánh Mạnh Tình tại xóm Chùa, xã Thống Nhất được xây dựng sát mặt đường chánh quốc lộ 6 nhưng phía sau là vách đồi mới xả cao dựng đứng. Qua quan sát, không riêng gì gia đình anh Quách Mạnh Tình trong tình thế như vậy, nhiều ngôi nhà xung quanh hiện cũng đang trong thực trạng tương tự. Nếu mưa dài ngày, đất đá sạt lở từ đồi xuống rất dễ gây sập một phần phía sau nhà. Theo anh Tình, do kinh tế eo hẹp, không có tiền nên gia đình chưa thể kè được phía sau đồi đành chấp nhận với thực tại.
Những ngôi nhà được xây dựng bằng cách xả đất quanh sườn núi, sườn đồi là thực trạng từ nhiều năm trở lại đây quanh khu vực thành phố Hòa Bình. Một phần cũng do đất đai hiếm, giá đất tại những khu trung tâm cao, cộng với tâm lý ở đâu quen đấy nên người dân đành chấp nhận ở những nơi nguy hiểm như vậy. Thực trạng nhiều hộ xả đất xây nhà sát với mép đồi nhưng không đủ kinh phí kè xung quanh gây nguy hiểm còn được ghi nhận tại một số địa bàn như tại khu vực xóm 6, xã Sủ Ngòi, km 2,5 phường Đồng Tiến, khu vực tổ 1 xã Trung Minh....
Trao đổi với ông Trần Kim Phàn, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh được biết, việc người dân xây dựng ven và trên các sườn đồi là thưc trạng diễn ra nhiều năm nay. Chỉ có điều nếu việc gia cố không cẩn thận quanh khu vực chân đồi, chân núi, nơi có ta luy dương cạnh nhà nếu như gặp phải thời điểm mưa lớn, kéo dài sẽ gây ra nguy cơ sạt lở. Thực tế cách đây nhiều năm đã có ngôi nhà 2 tầng tại khu vực km 2,5 quốc lộ 6, phường Đồng Tiến được xả đất từ đồi ra xây dựng, sau khi gặp phải mưa dài ngày đã khiến hàng trăm m3 đất đổ xuống làm ngôi nhà sập toàn bộ, gây thiệt hại cả đến tính mạng của người dân.
Cũng theo ông Trần Kim Phàn, với thực trạng hiện nay, chính quyền thành phố cũng cần tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ công tác cấp phép xây dựng, thậm chí những nơi nguy hiểm cần lập biên bản đình chỉ. Ngay cả những hộ dân tại những khu vực có nguy cơ sạt lở, cạnh những ta luy cao cũng cần có phương án cho riêng mình mỗi khi mùa mưa đến, nhất là những thời kỳ mưa bão lớn, kéo dài.
Hồng Trung
(HBĐT) - Những năm qua, công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Các cấp, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu xây dựng đề tài, chương trình phát triển công nghệ sinh học, ứng dụng kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học…
(HBĐT) - Ngày 18/10/2013, Bộ LĐ-TB& XH ban hành Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (thay thế Thông tư số 37/2005, số 41/2011 của Bộ LĐ-TB&XH) và có hiệu lực từ ngày 15/12/2013. Cũng như các tỉnh, thành phố khác, thời gian đầu thực hiện, tỉnh ta còn gặp khó khăn do chưa có tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ (được thành lập theo quy định của pháp luật). Đến nay, khó khăn này đã cơ bản được tháo gỡ. Trên địa bàn tỉnh đã có 2 đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ.
(HBĐT) - Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41-NQ/T.Ư về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước”. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác bảo vệ môi trường của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường được nâng lên, góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH bền vững của địa phương.
(HBĐT) - Năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới 8.000 ha rừng tập trung. Đến cuối tháng 7, tranh thủ thời tiết có mưa, các huyện, thành phố đã đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo kế hoạch.
(HBĐT) - Là huyện vùng thấp Lạc Thuỷ có địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, nhiều dãy núi đá vôi, hình thành nhiều dãy đất hẹp, thiên tai thường xuyên xảy ra. Toàn huyện có 12/15 xã, thị trấn thuộc vùng ven sông Bôi, sông Đập, sông Thanh Hà ngoài ảnh hưởng của gió bão còn thường xuyên bị ảnh hưởng của ngập lũ.
Chiều 30-7, Ban phòng chống lũ bão - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái họp khẩn cấp tìm biện pháp khắc phục hậu quả vụ lở đất xảy ra tại thôn 4, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, khiến nửa quả đồi cùng hơn 30 nghìn m3 đất trôi sạt.