Học sinh trường THCS xã Đoàn Kết (Đà Bắc) tìm hiểu kiến thức về NS&VSMT qua sách, báo.
(HBĐT) - Nước có vai trò quyết định sự sống. Tuy nhiên, nước cũng gây tai họa và tử vong cho con người khi nhiễm bẩn, bão lụt, hạn hán. Cách sử dụng nước hiện nay trong cộng đồng còn lãng phí lớn. Nhiều nơi, người dân chưa thấy hết ảnh hưởng của việc thiếu hụt nguồn nước trong tình hình môi trường đang biến đổi, các nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt.
Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các tạp chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỷ lệ các tạp chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh của mỗi quốc gia. ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước để sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng ngày. Các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước thường thấy gồm: Do ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, nhiễm độc hóa chất vào nguồn nước trong quá trình sử dụng kim loại nặng, các chất phóng xạ, chất gây ung thư vượt nồng độ tiêu chuẩn cho phép, do vi sinh vật, 80% bệnh nhiễm trùng liên quan đến nước, khó khống chế và thanh toán như các bệnh do virus, giun, sán, côn trùng liên quan đến nước, các bệnh ngoài da, mắt... do dùng nước bẩn trong chế biến thực phẩm, ăn uống, vệ sinh cá nhân.
Các giải pháp về bảo đảm nguồn NS&VSMT gồm: giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón, sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Tiết kiệm nước sạch trong quá trình sử dụng. Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước). Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước theo quy định vệ sinh, có nền không thấm nước. Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa, nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước. Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo quy định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.
Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn NS&VSMT sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt VSMT ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Đức Phượng
(HBĐT) - Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt là vấn đề nan giải ở nhiều nơi đang được huyện Kim Bôi quan tâm thực hiện và thu được những kết quả khả quan. Đồng chí Vũ Duy Công, Phó phòng TN&MT huyện Kim Bôi cho biết: Huyện có 11,4 vạn dân. Lượng rác thải sinh hoạt toàn huyện ước tính khoảng 60 tấn/ ngày, trong khi đó chỉ được xử lý một phần.
(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phong trào “Hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn”. Đến nay, giao thông nông thôn của xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn đã có những bước tiến đáng kể.
(HBĐT) - Ngày 6/11, huyện Kim Bôi đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt và đưa vào sử dụng lò đốt rác thải sinh hoạt trị giá trên 2,4 đồng, được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách huyện. Lò đốt rác thải công nghệ cao được nhập khẩu từ Thái Lan có công suất thiết kế thiêu huỷ từ 7 - 10 tấn rác thải trên ngày.
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh), trong 10 tháng năm 2015, trên địa bàn tỉnh xảy ra 18 vụ cháy. Hậu quả làm 1 người chết, 6 người bị thương, thiệt hại về tài sản thống kê chưa đầy đủ gần 2 tỉ đồng (còn 5 vụ đang thống kê) và 8,9 ha keo, bạch đàn.
(HBĐT) - Nhận thức, hành động, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế đang mang lại diện mạo NTM ở huyện Yên Thủy, vùng đất còn nhiều khó khăn - đồng chí Bùi Huyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy khẳng định.