Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ ở cơ sở
Nguyễn Viết Trọng - Giám đốc Sở Nội vụ.
Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn là một trong 5 nội dung cơ bản của chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có CB, CC xã là đối tượng quan trọng góp phần thành công xây dựng NTM. Tầm quan trọng đó đòi hỏi người cán bộ ở cơ sở phải có kiến thức và năng lực tương đối tổng hợp. Trình độ, năng lực của họ là một trong những yếu tố quyết định sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng Đảng và đảm bảo sự ổn định chính trị ở nông thôn.
Xây dựng NTM là một chủ trương mang tính chiến lược, lâu dài và yêu cầu của các tiêu chí như là các bậc thang, tiến tới ngày càng hoàn thiện. Để hoàn thành các mục tiêu, tiêu chí đặt ra ngày càng cao thì sự nghiệp này không chỉ là trách nhiệm của một thế hệ mà là của rất nhiều thế hệ cán bộ nối tiếp nhau. Chính vì thế, trong từng giai đoạn, với các yêu cầu đặt ra, việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ xây dựng NTM luôn là cần thiết và quan trọng. Đặc biệt là cán bộ cấp xã, vừa là người triển khai chủ trương xây dựng NTM đến người dân, vừa là người trực tiếp thực hiện. Thực tiễn cho thấy, nơi nào, địa phương nào cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo chủ chốt nhận thức sâu sắc và có thái độ chỉ đạo quyết liệt thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt hiệu quả càng cao và kết quả triển khai chương trình xây dựng NTM thành công và mang tính bền vững. Do đó cần tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới và bảo đảm đạt yêu cầu theo bộ tiêu chí NTM.
Tiếp tục hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
Phạm Văn Long - Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.
Xây dựng NTM phải hướng đến nâng cao đời sống người nông dân, vì NTM không có nông dân nghèo và thu nhập thấp. Vì vậy, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, những năm qua, huyện Cao Phong đặc biệt quan tâm công tác phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả. Thông qua các lớp tập huấn, các hộ được nâng cao kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt, áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, từng bước nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Để chương trình xây dựng NTM đạt kết quả cao, huyện xác định việc hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn là đòn bẩy hết sức quan trọng. Các mô hình, đề án phát triển sản xuất triển khai trên địa bàn huyện đã hỗ trợ người dân tiếp cận tiến bộ KH-KT và tìm đầu ra cho sản phẩm với nhiều cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, đặc biệt tập trung 2 cây trồng mũi nhọn là cam và mía. Thu nhập từ cam đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm, mía đạt trên 150 triệu đồng/ha/ năm. Đến nay, thu nhập bình quân của huyện đạt 27 triệu đồng/ người/năm.
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân nhằm duy trì và phát triển rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, tạo ra lượng hàng hóa lớn có giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao đời sống của người dân, góp phần hoàn thành thắng lợi chương tình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở địa phương.
Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực để xây dựng NTM
Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kim Bôi đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, tận dụng được ngoại lực, phát huy tốt nội lực để cùng chung tay xây dựng NTM. Do đó, huyện đã đạt được những thành công nhất định. Năm 2011, toàn huyện mới đạt bình quân 4,4 tiêu chí/xã, đến hết năm 2015, bình quân đạt 11,5 tiêu chí/xã. Đến nay đã có 4 xã: Kim Bình, Trung Bì, Nam Thượng, Bắc Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM, 16 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 7 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí. Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2011- 2015 là 1.003,862 tỷ đồng. Đặc biệt, từ nguồn vốn TPCP được phân bổ 36,673 tỷ đồng, UBND huyện đã phân bổ chi tiết cho 27/27 xã, trong đó cho các xã về đích năm 2015 là 17,542 tỷ đồng (trung bình 2,2 tỷ đồng/xã/năm); đối với các xã còn lại 400 triệu đồng/xã/năm để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo cho sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện chương trình còn thấp, không đáp ứng nhu cầu vốn theo đề án và lộ trình đặt ra.
Trong giai đoạn tiếp theo, huyện mong muốn được quan tâm, tăng hỗ trợ vốn từ T.Ư cho địa phương để thực hiện chương trình, đặc biệt cho các xã phấn đấu đat chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ nguồn lực theo đặc thù cho các xã vùng ĐBKK.
Tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng NTM
Xa Văn Chính - Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương (Đà Bắc).
Xã Hiền Lương (Đà Bắc) được tỉnh chọn làm mô hình điểm xây dựng NTM. Đây là niềm vinh dự nhưng cũng là một thách thức đối với xã bởi xuất phát điểm thấp, là xã thuần nông, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Do đó, trong quá trình thực hiện, xã đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền để mọi người thấy được tầm quan trọng và lợi ích của chương trình, giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng, thay đổi tư duy, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực biến chương trình thành phong trào rộng khắp. Người dân phát huy vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng NTM. Sau 5 năm thực hiện chương trình, xã đã đạt được những kết quả nhất định. Xã đã quy hoạch được các vùng sản xuất, xác định được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Người dân được tập huấn KH-KT kết hợp với sự hỗ trợ của các dự án, các mô hình thâm canh tăng năng suất được nhân dân thực hiện có hiệu quả, sẵn sàng hiến đất, góp ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi... Đến nay, xã đã đạt 13 tiêu chí, các tiêu chí còn lại xã đã xây dựng kế hoạch để hoàn thành trong thời gian tới. Tin rằng, với sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, xã Hiền Lương sẽ thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM.
Lao động nông thôn mong muốn được đào tạo nghề
Bùi Thị Thương
Bí thư Chi bộ thôn Giếng Êm, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn
Thôn Giếng êm, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) có 115 hộ, 453 nhân khẩu. Trong thực hiện xây dựng NTM, thôn đã vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí để góp phần đưa xã đạt chuẩn NTM. Từ năm 2011 đã vận động nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp ngày công mở rộng đường liên thôn từ 2m lên 5m theo chuẩn NTM, mỗi hộ đóng góp 10kg thóc/năm để xây dựng đường giao thông nội đồng. Bà con chủ động chỉnh trang nhà cửa, tường rào, vệ sinh đường làng, ngõ xóm phong quang sạch đẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường. Những năm qua, thôn đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Cụ thể đã chuyển đổi được 12 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng lặc lày và sắn dây, phát triển mô hình nuôi gà thả vườn, lợn nái. Các hộ dân được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT trong trồng trọt và chăn nuôi góp phần đưa thu nhập bình quân đạt 19,5 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên do diện tích canh tác ít, thôn mong muốn được hỗ trợ giống, vốn để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác, tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn để con em trong độ tuổi lao động có tay nghề được đi làm việc trong các KCN.
(HBĐT) - Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện nhất trong bộ tiêu chí xây dựng NTM. Chính vì vậy, ngay từ khi triển khai chương trình, tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ nhiệm vụ vệ sinh môi trường (VSMT) đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.
(HBĐT) - Ngày 24/11, Ban Chỉ đạo Dự án 513 tỉnh tổ chức hội nghị nhằm triển khai thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình”. Tham dự có lãnh đạo, chuyện viên các sở, ngành, địa phương trong tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Khánh – UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Dự án 513 tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 24/11, tại AP Plaza, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Hoà Bình tổ chức Hội nghị lần thứ bảy Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo 5 tỉnh trên lưu vực, lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố trong tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ TN&MT dự và chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò tiên quyết của công tác quy hoạch trong xây dựng NTM, BCĐ 800 thành phố Hòa Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, từng ngành có trách nhiệm phối hợp với các xã thực hiện các tiêu chí liên quan đến lĩnh vực ngành phụ trách.
(HBĐT) - So với các địa phương khác trong tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở huyện Đà Bắc có tiến độ ì ạch hơn cả, kết thúc năm 2015 dự kiến không có xã nào cán đích. Tuy nhiên, vượt lên nhiều khó khăn, tính đến tháng 11/2015, huyện không còn xã nào đạt dưới 9 tiêu chí; đời sống người dân đang từng bước đi lên, bộ mặt nông thôn có những đổi thay đáng phấn khởi.
(HBĐT) - Ngày 19/11, tại UBND tỉnh Hòa Bình diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận riêng giữa Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) và UBND các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Lạng Sơn về dự án chương trình “Xử lý nước thải và chất thải rắn tại các đô thị thuộc tỉnh” do Chính phủ CHLB Đức và Thụy Sỹ tài trợ. Tham dự lễ ký kết có ông Dietmar Wenz – Giám đốc dự án chủ chốt Ngân hàng tái thiết Đức cùng các thành viên trong đoàn. Về phía các tỉnh có lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương nằm trong vùng dự án. Về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, UBND thành phố Hòa Bình.