(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, trên địa bàn TP Hòa Bình, nhu cầu sử dụng nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất ngày càng tăng. Tuy nhiên, ý thức về bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm nhìn chung còn hạn chế. Trong khi đó, việc quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên này chưa được chặt chẽ.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay có vài chục tổ chức sử dụng nguồn nước ngầm được cấp phép, trong đó, hầu hết giấy phép đều cấp cho các công ty hoặc doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lượng nước lớn. Đối với những hộ kinh doanh, gia đình có giếng khoan trên địa bàn thành phố đều làm tự phát, không được cấp phép.
Xu thế khoan sử dụng nước ngầm thường là những hộ kinh doanh rửa xe hay hộ gia đình xây dựng nhà cửa. Khi cần khoan giếng, các hộ gia đình liên lạc theo số điện thoại dịch vụ là có người đến nhà khảo sát, thỏa thuận giá cả.
Trao đổi vấn đề này với cán bộ phòng TN&MT TP Hòa Bình được biết, tình trạng khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố đã diễn ra nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc quản lý, chế tài xử phạt các đối tượng, đơn vị vi phạm chưa triển khai mạnh. Bên cạnh đó, văn bản hướng dẫn quản lý chưa kịp thời nên hầu như không quản lý được doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình khai thác nước ngầm.
Theo quy định của Luật Tài nguyên nước, các tổ chức, cá nhân khai thác nước ngầm từ 10 m3/ngày trở lên phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép. Tuy nhiên, trên thực tế ít có trường hợp nào xin phép vì hầu hết người dân quan niệm khoan giếng nước trên đất nhà mình không cần phải xin phép cơ quan chức năng.
TP Hòa Bình có vị trí khá đặc biệt, nằm sát phía dưới khu vực thủy điện Hòa Bình. Việc khai thác nước ngầm của các tổ chức, cá nhân với thời gian dài, không có ý thức tiết kiệm dễ dẫn đến ảnh hưởng địa chất. Kéo theo đó, nguy cơ lún sụt rất dễ xảy ra.
Để quản lý tốt nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn TP Hòa Bình, các ngành có liên quan, địa phương cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng về Luật Tài nguyên nước đến người dân, tăng cường ý thức sử dụng nước tiết kiệm, khai thác nguồn nước ngầm theo đúng pháp luật. Đồng thời, xử lý nghiêm những hộ gia đình, tổ chức cố tình vi phạm nhằm góp phần hạn chế tình trạng suy giảm, tác động xấu đến địa chất và nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn.
H.T
(HBĐT) - Mặc dù năm 2015, huyện Đà Bắc không có xã nào về đích NTM nhưng phong trào vẫn diễn ra sôi động ở các xã. Tuy đời sống sinh hoạt, sản xuất còn nhiều khó khăn nhưng nhờ triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã huy động nhân dân đóng góp hàng chục tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa ở cơ sở.
(HBĐT) - Giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Sơn đã dành nhiều quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương.
(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng NTM, toàn tỉnh chỉ có 2 xã đạt tiêu chí môi trường. Sau 5 năm, đến nay đã có 72 xã được công nhận đạt tiêu chí này, tăng 70 xã.
(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hòa Bình đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá tầm trong lồng quy mô 100 m3/lồng tại xã Hiền Lương (Đà Bắc). Trên 30 hộ nông dân thuộc xã Toàn Sơn cũng đến tham quan và học tập mô hình.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định phân bổ 361,76 tỷ đồng từ nguồn chi sự nghiệp môi trường đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm 2015 để hỗ trợ cho 27 tỉnh, trong đó có tỉnh ta thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích.
(HBĐT) - Ngày 30/11, Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội thảo tổng kết năm thứ 2, triển khai năm thứ 3 Dự án “Thí điểm vận hành và bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135”.