(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt, đảm bảo an toàn giao thông cho người dân tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có điều kiện đi lại khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.

 

Chương trình thực hiện trên phạm vi 5.237 xã thuộc 450 huyện của 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vùng dân tộc miền núi, trong đó có tỉnh ta. Trong đó ưu tiên đối với 63 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

 

Giai đoạn 1 (2014 - 2015), Dự án đã đầu tư xây dựng 186 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu cấp thiết về đi lại và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 570/TTg-KTN ngày 28/4/2014.

 

Giai đoạn 2 (2015 - 2020) toàn bộ cầu cứng và số cầu treo còn lại sẽ được phân kỳ để thực hiện trong 4 năm, dự kiến hoàn thành trong năm 2020 với 3.664 cầu cứng và 295 cầu treo.

 

Tổng vốn đầu tư để thực hiện Chương trình gần 8.339 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương 931,7 tỷ đồng (chiếm 11,2%) để thực hiện 186 cầu treo giai đoạn 1 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 570/TTg-KTN ngày 28/4/2014; 5.625 tỷ đồng vốn vay ODA, chiếm 67,5%; 1.000 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương, chiếm 11,9%; 782,28 tỷ đồng vốn xã hội hóa, chiếm 9,4%.

                                                                                                       

 

                                                                     PV(TH)

 

 

 

 

Các tin khác

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ KH&CN, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng bằng khen của Bộ cho 4 cá nhân thuộc Sở KH&CN.
Bể chứa cung cấp nước cho người dân xóm Xà Lĩnh và trường PTDTNT THCB B huyện Mai Châu.
Công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường làng nghề thôn Đệt, xã Thanh Nông (Lạc Thủy).
ĐV-TN tham gia thu gom rác thải tại chợ Thầy, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn).

46,15 % xã, thị trấn được thu gom rác thải

(HBĐT) - Xác định rõ công tác vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn đang là thực trạng đáng báo động, năm qua, huyện Yên Thủy đã triển khai quyết liệt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong lĩnh vực khoa học công nghệ

(HBĐT) - Năm 2015, Sở Khoa học & Công nghệ đã chủ trì thực hiện 17 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu, cơ sở lưu giữ và sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, phương tiện taxi mét tính tiền, hàng đóng gói sẵn, sản phẩm điện – điện tử, thép cán nóng, đồng hồ đo nước lạnh, vàng, bạc, biến dòng, biến áp, khí dầu mỏ hóa lỏng và thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Xã Dân Chủ “giải bài toán” xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2015, xã Dân Chủ là 1 trong 3 xã của TP Hòa Bình đã cán đích xây dựng NTM, 5 năm xây dựng đề án và phấn đấu quyết liệt, Dân Chủ đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Có được kết quả đó, “bài toán” xây dựng NTM được giải với nhiều phép tính hoán vị và lũy thừa để từng bước hoàn thành các tiêu chí.

Xã Thượng Tiến (Kim Bôi): Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện khoảng 11km, xã Thượng Tiến (Kim Bôi) hiện có khoảng 1.330 nhân khẩu với 300 hộ gia đình sinh sống tại 5 xóm. Diện tích đất có hạn, chủ yếu là đất đồi và núi cao nên việc giao thương, phát triển kinh tế của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, đến nay, xã Thượng Tiến vẫn gặp nhiều cản trở, khó khăn .

Kim Bình đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 25/12, UBND huyện Kim Bôi tổ chức lễ công bố xã Kim Bình đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Trần Văn Tiệp, TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó TT BCĐ 800 tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo nhân dân trong xã.

Hiệu quả dự án “Trồng rừng ngập mặn - giảm thiểu rủi ro thảm họa”

(HBĐT) - Dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” giai đoạn 2011 - 2015 được triển khai trên 205 xã của 8 tỉnh, thành phố ven biển và 2 tỉnh miền núi phía bắc, trong đó có tỉnh ta. Mục tiêu chung của dự án là xây dựng những cộng đồng dễ bị tổn thương an toàn hơn và tự phục hồi nhanh hơn trước rủi ro thảm họa và biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục