Tán cây sanh toả rộng phủ kín một vùng. Cây có tổng chu vi gốc lớn nhất Việt Nam tới nay.
(HBĐT) - Được nghe giới thiệu nhiều lần về cây sanh 800 năm tuổi ở xã Hợp Hòa (Lương Sơn), chúng tôi quyết định về Hợp Hòa để “mục sở thị” cây cổ thụ đã đi vào truyền thuyết, được công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Từ trung tâm thị trấn Lương Sơn theo con đường liên xã qua Tân Vinh, chúng tôi hỏi thăm đường vào thôn Suối Cốc, xã Hợp Hòa, người dân nhiệt tình chỉ đường không quên kèm theo câu hỏi: Vào làng có cây sanh đại thụ à? Quả là cây nổi tiếng, người trong, ngoài vùng ai cũng biết. Gần đến thôn, từ xa chúng tôi đã nhìn thấy tán cây sanh tỏa rộng, che phủ cả một vùng xanh mướt trông như một khu rừng nhỏ. Càng đến gần các thành viên trong đoàn đều tỏ sự ngỡ ngàng, trầm trồ thán phục sự kỳ vĩ của cây đại thụ hàng trăm năm tuổi. ở giữa cánh đồng thôn Suối Cốc, sừng sững ngay đầu làng là cây sanh huyền thoại. ông Đinh Thanh Bình, Trưởng thôn Suối Cốc cho biết: Để đi vào làng chỉ có một con đường đó là qua cây sanh. Rất tự nhiên, rễ và thân cây kết lại làm thành chiếc cổng vào làng hết sức độc đáo.
Chẳng biết tự bao giờ người dân trong làng đã thấy có cây sanh sừng sững ở đó. Cây như một chứng nhân cho sự phát triển, sinh sôi của làng. Sự ngạc nhiên càng tăng lên khi chúng tôi đi qua chiếc cổng làng có một không hai, đứng dưới bóng cây sanh mà cảm giác như đang đứng giữa rừng xanh rậm rạp. Đó là bởi cây có rất nhiều thân rễ cắm thẳng xuống lòng đất, thoạt nhìn rất khó để nhận biết đâu là thân chính của cây, mỗi thân cây một dáng vẻ tạo nên những hình ảnh hết sức thú vị, tha hồ cho mọi người liên tưởng. Theo ông Bình, trước đây cây có đến 100 nhánh, tán lá um tùm che kín hai bên đường, sà xuống ruộng, chỉ hở đúng một khe nhỏ để đi vào làng. Cô bạn tôi người ngoài thị trấn kể, ngày bé được theo bố vào chơi trong làng, trong trí nhớ của cô, để đi qua cây sanh vào làng phải len lỏi qua những nhánh cây một đoạn dài, đường rất tối do tán cây phủ kín ánh sáng không lọt được qua. Nhưng rồi trong quá trình vỡ ruộng bà con phá dần, một phần do trước đây chưa hiểu hết giá trị của cây nên việc quản lý cũng không chặt chẽ, cây bị chặt nhiều nhánh đến nay còn khoảng 60 nhánh.
Anh Bạch Công Sáu, người dân thôn Suối Cốc góp chuyện: Năm 1972, đất nước ta đang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Khi đó tôi còn nhỏ nhưng vẫn nhớ đêm máy bay Mỹ rơi ở đồi Bù. Nghe tiếng máy bay rơi, tất cả mọi người già trẻ lớn bé trong làng đều chạy xuống gốc sanh trú ngụ, ở đó đúng 12 ngày đêm để tránh máy bay. Cây sanh như một mái nhà lớn vững chãi chở che cho dân làng, nắng mưa cũng không sợ vì tán lá dày ánh nắng không chiếu đến, mưa cũng chẳng thể lọt qua. Anh Hoàng Văn Tân thêm lời: Nghe các cụ kể lại rằng, thời kỳ giặc Pháp xâm lược, chúng càn quét làng mạc, đốt nhà, đốt cây ở khu vực ngoài nhưng đến đầu làng có cây sanh thì lại quay trở ra. Cây như vị thần hộ mệnh đánh đuổi giặc giữ, bảo vệ sự bình yên cho làng.
Những câu chuyện nghe kể lại dẫu chẳng thể kiểm chứng đúng, sai nhưng có một điều chắc chắn với mỗi người dân thôn Suối Cốc, cây sanh cổng làng như một người bạn, một phần không thể thiếu của làng. Ngày ngày cây vẫn tỏa bóng mát để trẻ thơ nô đùa, để các cụ già ngồi trò chuyện, để các mẹ, các chị nghỉ chân khi đi làm đồng. Những ngày nắng nóng, mọi người trong làng cùng nhau tề tựu dưới bóng mát cây sanh râm ran chuyện trò, tình đoàn kết xóm giềng thêm gắn bó, bền chặt. ông Đinh Thanh Bình cho biết thêm: Bây giờ thì việc bảo vệ cây sanh được thực hiện rất tốt, từ các cháu nhỏ khi thấy người có biểu hiện xâm phạm cây đều đến báo ngay với Trưởng thôn. Nhất là sau khi cây được Hội Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường Việt
Vũ Hà
(HBĐT) - Ngày 28/1, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác TN&MT năm 2016. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan. Trong năm 2015, ngành TN&MT tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Theo đó, việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh đã dần đi vào nề nếp, ổn định. Công tác đo đạc bản đồ góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác thu hồi đất, giao đất đã được thực hiện dân chủ, công khai, đảm bảo tiến độ đề ra.
(HBĐT) - Nằm trên Quốc lộ 12B, chợ Bo (Kim Bôi) thu hút rất đông người dân trên địa bàn huyện và thị trấn Bo tham gia mua sắm, trao đổi hàng hóa. Do đã được xây dựng từ lâu nên hiện nay chợ Bo đang xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng của bà con nhân dân và gây ô nhiễm đến môi trường.
(HBĐT) - Trong năm qua, Hội LHPN huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tham gia phong trào thi đua “Phụ nữ Kỳ Sơn chủ động giúp nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, 5 không, 3 sạch, chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Tổng số có 5.325 cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện có 5.226 cán bộ, hội viên được công nhận đạt các tiêu chí.
(HBĐT) - Ngày 22/1, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2016. Dự hội nghị có lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, chủ tịch, Phó Chủ tịch các hội thành viên.
(HBĐT) - Trong năm 2015, 120 hộ hội viên nông dân tại 2 huyện Mai Châu và Lạc Sơn đã được hướng dẫn xây dựng và sử dụng hầm biogas. Đây được đánh giá là giải pháp ưu việt mang tới nhiều lợi ích cho các hộ chăn nuôi, đồng thời là một cách đơn giản để người nông dân tiếp cận năng lượng tái tạo và thực hành nông nghiệp bền vững.
(HBĐT) - Sáng 20/1, Viễn thông Hòa Bình và Trung tâm Kinh doanh VNPT- Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2016. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Tô Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.