Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) trồng khoai tây chất lượng cao bằng công nghệ khí canh.
(HBĐT) - Với mục tiêu khoa học, công nghệ luôn phải “đi trước, đón đầu”, tạo động lực để phát triển, thời gian qua, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ ở tỉnh ta có những bước tiến vượt bậc. Ngành khoa học - công nghệ đã tập trung nghiên cứu đề tài, cho ra những sản phẩm khoa học ứng dụng mang tính thiết thực, phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển của từng vùng, lĩnh vực. Nhiều đề tài khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp đã được triển khai và ứng dụng có hiệu quả, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm, đổi mới tư duy sản xuất của người nông dân. Điển hình như dự án Tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm su su Tân Lạc và nhãn Sơn Thủy Kim Bôi, “Phát triển sản xuất giống nhãn, xoài tại huyện Mai Châu Nhân thuần và bảo tồn gen gà Lạc Thủy.
Khôi phục cây chủ lực của tỉnh
Trong những năm qua, mía tím là một trong những cây trồng thế mạnh của tỉnh. Hiện, diện tích mía toàn tỉnh trên 6.000 ha, tập trung ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi Tuy nhiên, do tập quán canh tác sử dụng những cây bỏ đi để làm giống nên trong những năm gần đây giống mía đang dần thoái hóa, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đó là nguyên nhân chất lượng cây mía tím thương phẩm ngày càng thấp, giá rẻ, tiêu thụ kém. Thực hiện chủ trương của tTỉnh khôi phục giống mía tím, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở khoa học và công nghệ), đã tiến hành tuyển chọn giống có hình dáng, chất lượng như giống ban đầu, có vị ngọt, mềm và thơm để rồi tổ chức sản xuất giống. Đến nay đã trồng được 0,6 ha ở xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) và 0,3 ha ở xã Nam Phong (Cao Phong). Mục tiêu trong 3 năm tới Trung tâm sản xuất đủ giống để bà con trồng mía trong toàn tỉnh thay thế toàn bộ giống mía cũ.
Anh Bùi Văn Bện ở xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) cho biết: Qua trồng thử nghiệm giống mía được nhân giống từ cấy mô tôi thấy khác biệt hẳn so với giống mía cũ. Cây to, ngọt, thơm, mềm hơn hẳn. Nếu cây chất lượng như thế này được bán, thương người tiêu dùng sẽ ưa chuộng. Các vụ sau gia đình tôi sẽ chọn giống này để nhân rộng và sản xuất thương phẩm.
Nâng cao giá trị cây đặc sản
ông Trần Đình Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cho biết: Để đưa khoa học vào thực tiễn chúng tôi đã nỗ lực đưa kỹ thuật mới nhất, hiệu quả nhất vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị cây trồng, nhất là những cây đặc sản như khoai sọ ở huyện Yên Thủy. Đây là một trong những cây đặc sản của tỉnh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cây được trồng trên ruộng 1 vụ và cách bảo quản giống không hợp lý nên năng suất thấp, chất lượng củ không cao. Để nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo đáp ứng thị trường, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã tiến hành chọn và nhân giống. Đến nay, trung tâm đã nhân giống cho diện tích 3 ha,. năng suất so với giống cũ tăng lên 20%. Trong thời gian tới chúng tôi phối hợp UBND huyện Yên Thủy phát triển thành vùng sản xuất, đưa cây khoai sọ trở thành hướng phát triển mũi nhọn của huyện.
Trong thời gian qua, cây chuối được nhiều bà con chọn là cây thoát nghèo do đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao. Với những giống thông thường giá trị kinh tế thấp. Trồng chuối tiêu hồng là lựa chọn của bà con. Tuy nhiên, bà con phải mua giống ở xa, giá vận chuyển cao. Để đáp ứng nhu cầu giống, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã tiến hành nhân giống chuối bằng hình thức cấy mô. Trung tâm hỗ trợ giống cho gần 8 ha ở các huyện Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn và tThành phố Hòa Bình. Qua hơn 1 năm triển khai mô hình đã đạt kết quả cao, cho thu nhập hơn hẳn các cây trồng ngắn ngày khác. Trung bình mỗi ha thu nhập bình quân 200 triệu đồng.
Cũng theo ông Trần Đình Thắng, để góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, trong thời gian tới, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ tiếtbằng môi trường nhân tạo, nhân giống khoai tây chất lượng cao bằng công nghệ khí canh.... đồng thời chuyển giao công nghệ cho nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đưa ngành nông nghiệp.
Việt Lâm
(HBĐT) - Năm 2014 - 2015, huyện Lạc Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành 2 nhà máy nước Vũ Lâm, Phú Lương và nâng cấp công trình nước sạch xã Nhân Nghĩa, đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho các KDC, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng trên địa bàn xã; thực hiện yêu cầu về bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.
(HBĐT) - Dự án “Cải thiện vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả đầu ra” gọi tắt là CHOBA, do tổ chức Đông Tây Hội Ngộ tài trợ, triển khai tại 13 xã thuộc 2 huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình. Sau gần 3 năm triển khai đã thực hiện hiệu quả, thiết thực các mục tiêu của Dự án đề ra; góp phần cải thiện tích cực đời sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn.
(HBĐT) - Để chủ động phòng ngừa các vụ cháy, nổ và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây nên, nhất là trong dịp mùa lễ hội năm 2016, UBND tỉnh vừa có Công văn số 116, ngày 22/2/ 2016 yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Giám đốc các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
(HBĐT) - Từ ngày 31/3/2016, quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động được thực theo Thông tư số 59/2015/TT-BCT của Bộ Công thương. Theo đó: Nguyên tắc thông báo, đăng ký ứng dụng di động được quy định như sau:
(HBĐT) - Ngày 22/2, UBND tỉnh ban hành Công văn số 117/UBND-NNTN chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.