Quang cảnh hội thảo Quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ.
(HBĐT) - Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức hội thảo Quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ với sự tham gia của đại diện các tổ chức Quỹ Kenan Châu Á, dự án Will Việt Nam và gần 30 cán bộ nòng cốt Hội cấp tỉnh, huyện, xã.
Qua kết quả khảo sát của Hội Nông dân tỉnh về đảm bảo quyền có tên của vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại xã Tu Lý, Hào Lý (Đà Bắc), Bảo Hiệu, Đoàn Kết (Yên Thủy), phía người dân chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về GCNQSDĐ 2 tên, phụ nữ chưa ý thức về bảo vệ quyền của mình, chưa có cơ hội đổi GCNQSDĐ từ 1 tên thành 2 tên với các trường hợp là tài sản chung. Phía lãnh đạo chính quyền và ngành Tài nguyên môi trường, địa chính chưa tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể về chính sách sổ đỏ 2 tên, cá biệt có người chưa nắm rõ về chính sách, thờ ơ chưa hướng dẫn cho người dân hiểu và thực hiện hoặc biết nhưng thực hiện chưa triệt để. Các địa phương đã thực hiện cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ mang tên vợ và chồng nhưng tiến trình cấp đổi chậm. Người dân chưa tự đi đổi GCNQSDĐ từ 1 tên thành 2 tên với những GCN cấp trước năm 2004.Về giám sát việc thực thi chính sách cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ 2 tên còn chưa được các cơ quan có thẩm quyền đưa vào nội dung giám sát…
Tại cuộc hội thảo, các đại biểu đã nghiên cứu, thảo luận nguyên nhân của bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai giữa vợ và chồng tại địa phương, những hậu quả của bất bình đẳng trong sử dụng đất đai dưới lăng kính giới như hạn chế cơ hội tiếp cận với nguồn vốn, tín dụng, nhất là đối với phụ nữ không có tài sản thế chấp, tăng sự lệ thuộc vào nam giới, đánh mất các lợi ích có liên quan. Một số giải pháp và sáng kiến cải thiện vấn đề thực thi quyền tiếp cận và sử dụng đất đai tại tỉnh được các đại biểu đưa ra cùng một số khuyến nghị: tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; nâng cao kiến thức về bình đẳng giới cho cán bộ địa chính các cấp; giám sát việc thực thi và bảo đảm quyền bình đẳng giới trong sử dụng đất; thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với người dân về các vấn đề liên quan đến đất đai.
Bùi Minh
(HBĐT) - Bà Lê Thị Liên (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết việc sử dụng đất công ích của xã, phường, thị trấn được quy định như thế nào?
(HBĐT) - Cùng với phát triển KT -XH, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, thời tiết diễn biến bất thường cũng là khó khăn, thách thức không hề nhỏ đối với vấn đề nước sạch. Mặc dù vậy, với tinh thần trách nhiệm cao, tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty CP nước sạch Hòa Bình đã nỗ lực đảm bảo cấp nước với chất lượng ổn định, đạt tiêu chuẩn đề ra.
(HBĐT) - Đến nay, cả tỉnh có 514 hồ chứa, 750 đập dâng, 61 công trình trạm bơm, 43 trạm thủy luân và 3.000 km kênh mương các loại, có vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.
(HBĐT) - Trong quý I/2016, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, bắt giữ và xử lý 11 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (tăng 05 vụ so với quý I/2015).
(HBĐT) - Theo lãnh đạo Sở TN &MT, Ngày Nước thế giới được Liên hợp quốc (LHQ) chọn tổ chức hàng năm vào ngày 22/3, là dịp để tập trung sự chú ý về tầm quan trọng của nước ngọt và ủng hộ cho việc quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Sở TN &MT đã chú trọng tuyên truyền Ngày Nước thế giới đến các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống. Nội dung, hình thức tuyên truyền ngày càng đa dạng, quy mô ngày càng tăng. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, đảm bảo phát triển KT -XH một cách bền vững.
(HBĐT) - Ngày 22/3, tại huyện Kim Bôi, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thảo tổng kết 3 năm thực hiện Dự án “Thúc đẩy thực hiện, tham gia và đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất tại tỉnh Hòa Bình từ năm 2013 - 2015” do tổ chức OXFAM hỗ trợ.