Diện tích sản xuất rau hữu cơ của gia đình chị Hoàng Bích Thùy, xóm Gừa, xã Cư Yên cho hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Triển khai mô hình sản xuất rau hữu cơ từ cuối năm 2013, nhiều hộ dân ở xóm Gừa, xã Cư Yên (Lương Sơn) đã chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang trồng rau hữu cơ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, mô hình sản xuất rau hữu cơ đang phát triển và được nhân rộng quy mô thành tổ hợp tác (THT) sản xuất rau hữu cơ, đem lại thu nhập cao, cải thiện đáng kể đời sống người dân nơi đây…
Được sự quan tâm hỗ trợ của Hội nông dân huyện Lương Sơn và chính quyền xã trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuât, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau hiệu quả và cung cấp các giống cây có năng suất cao. Sau gần 3 năm hoạt động và phát triển, THT sản xuất rau hữu cơ xóm Gừa đã được công nhận đạt chuẩn PGS, được xây dựng trên bộ tiêu chuẩn SXNN hữu cơ 10TCN 602-2006 do Bộ NN&PTNT ban hành. Tháng 10/2015, sản phẩm của THT đã được công nhân đạt chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay THT có 10 thành viên, với hình thức tự nguyện tham gia, ký cam kết thực hiện đúng các quy chế của THT quy định. THT sản xuất rau hữu cơ hoạt động theo hình thức góp diện tích đất trồng, hàng tháng hưởng lương theo sản phẩm đã được bán ra ngoài thị trường.
Đến nay, diện tích đất trồng rau đã được mở rộng lên đến 7.000m2, THT trồng đa dạng các loại rau theo mùa, các loại rau mùa hè như: rau ngót, muống… rau mùa đông như: rau cải, su hào, bắp cải… Trung bình hàng tháng THT cung ứng ra ngoài thị trường từ 8 tạ- 9 tạ rau, giá bán ổn định ở mức 15.000đồng/kg. Năm 2015, THT sản xuất được hơn 7 tấn rau các loại và thu về trên 110 triệu đồng, mỗi thành viên trung bình hàng tháng cũng thu về từ 2- 3 triệu đồng, một số thành viên có diện tích đất trồng lớn thu từ 4,5- 5 triệu đồng.
Chị Hoàng Bích Thùy, Tổ trưởng THT sản xuất rau hữu cơ xóm Gừa, xã Cư Yên cho biết: “ Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ rau sạch hợp vệ sinh của thị trường, Hội nông dân huyện đã phối hợp với chính quyền xã tạo điều kiện hỗ trợ các hộ dân trong xã thành lập mô hình THT sản xuất rau hữu cơ. Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, THT sản xuất rau hữu cơ đã phát huy hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên. So với sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2-3 lần. Trong thời gian gần đây, THT luôn trong tình trạng cháy hàng, rau sản xuất ra bao nhiêu đều tiêu thụ hết bấy nhiêu, không đủ sản phẩm cung ứng cho khách hàng”.
Hiện nay, THT sản xuất rau hữu cơ đã kí hợp đồng liên kết cung ứng sản phẩm cho Công ty Vinagap, sản phẩm được đóng gói trong bao bì có đầy đủ nhãn mác, hợp vệ sinh. Ngoài ra, THT đã đem sản phẩm ra ngoài cửa hàng tại trung tâm huyện tiêu thụ, phục vụ nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, do THT sản xuất rau hữu cơ mới được thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Hiện nay, cơ sở vật chất tại THT còn nghèo nàn. Do quỹ đất hạn chế, nhiều hộ dân muốn tham gia sản xuất rau hữu cơ phải đi thuê đất lại đất của người dân do vậy lợi nhuận sẽ bị suy giảm đáng kể. Đặc biệt, thời tiết khí hậu trong những năm gần đây diễn biến bất thường, vào khoảng tháng 2-3 thường xuyên xảy ra hiện tượng hạn hán, rau luôn trong tình trạng thiếu nước, có nhiều diện tích vườn phải phá bỏ vì rau không đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
Đồng chí Nguyễn Đức Thân, Chủ tịch UBND xã Cư Yên chia sẻ: “Trong thời gian tới, Đảng ủy và chính quyền xã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo THT sản xuất rau hữu cơ phát huy hiệu quả, nhân rộng và phát triển diện tích sản xuất. Mong các cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ hợp lí, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thành viên. Đồng chí cũng hy vọng mô hình sản xuất rau hữu cơ tiếp tục đem lại nguồn thu nhập ổn định, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Đức Anh (CTV)
(HBĐT) - Bệnh đốm nâu, bệnh vàng lá thối rễ, rệp hại rễ... là những đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên các loại cây ăn quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi) đang trồng ở tỉnh ta. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Việc phát triển mạnh diện tích cây ăn quả có múi đã làm gia tăng nguy cơ phát sinh và gây hại của nhiều đối tượng dịch hại. Ngoài những đối tượng đã phổ biến trong nhiều năm qua, những năm gần đây xuất hiện một số đối tượng mới có mức độ gây hại đáng kể, thậm chí có thể gây thất thu hoàn toàn nếu không được xử lý kịp thời.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện bệnh LMLM gia súc tại một số huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Dự báo diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở NN&PTNT đã có công văn đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch. Cụ thể như sau:
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường lao động năm 2016 trên địa bàn tỉnh nhằm thu thập thông tin cơ bản, chính xác sự biến động về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp để làm cơ sở hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu cung lao động (gọi tắt là thông tin cung lao động).
(HBĐT) - Ngày 19/4, T.Ư Hội LHPN Việt Nam, tổ chức từ thiện Thánh hữu Ngày Sau – tổ chức từ thiện Nhà thờ Mỹ (LDSC) phối hợp với Hội LHPN tỉnh, huyện Lạc Sơn và xã Quý Hòa tổ chức lễ khởi công xây dựng hệ thống nước sạch và công trình nhà vệ sinh tại xã Quý Hòa.
(HBĐT) - Hết năm 2015, toàn tỉnh đã có 31 xã đạt chuẩn NTM. Thực hiện ý kiến kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về thống nhất phương án cho 12 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2016 theo đề xuất của các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Ông Lê Đình Dũng (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường như thế nào?