Ông Trương Phục Ninh (đầu tiên, bên trái), ông Khâu Nhân Kiệt (giữa) và một số lãnh đạo công ty trong buổi họp báo. Ảnh: Đức Hùng.

Ông Trương Phục Ninh (đầu tiên, bên trái), ông Khâu Nhân Kiệt (giữa) và một số lãnh đạo công ty trong buổi họp báo. Ảnh: Đức Hùng.

Diễn ra chỉ 30 phút chiều 26/4, cuộc họp báo của Formosa Hà Tĩnh không làm giải tỏa mối nghi ngờ về hệ thống xả thải của công ty là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt. Thông điệp đưa ra chỉ là lời xin lỗi của phó phòng đối ngoại Chu Xuân Phàm.

 

Chiều 26/4, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tổ chức họp báo sau nghi vấn hệ thống xả thải của công ty (đóng tại thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là nguyên nhân khiến cá biển tự nhiên, cá nuôi lồng bè và cá hồ nuôi ven biển chết hàng loạt.

Mở đầu buổi họp báo, ông Trương Phục Ninh, Phó tổng giám đốc Công ty Formosa, cho rằng những phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm, Phó phòng đối ngoại, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa Formosa, chính quyền Hà Tĩnh và Chính phủ Việt Nam. "Đây là ý kiến cá nhân của ông Phàm và công ty sẽ xử phạt nghiêm khắc", ông Ninh nói và cùng tập thể lãnh đạo công ty cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam.

Trước đó ngày 25/4, trả lời VTC, ông Chu Xuân Phàm đã nói: "Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này. Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, hãy chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được”.

Phó tổng giám đốc Trương Phục Ninh khẳng định để vận hành nhà máy gang thép, Formosa nhập khẩu các máy móc, thiết bị từ châu Âu, đều thuộc diện hiện đại, tiên tiến nhất thế giới. Formosa đã đầu tư hệ thống 45 triệu USD cho hệ thống xả thải, cũng thuộc diện "tiên tiến". "Vấn đề cá chết hàng loạt với nước thải có liên quan hay không phải đợi các cơ quan của Việt Nam kết luận", ông Ninh nói.

Liên quan đến hệ thống xả thải, Giám đốc Formosa Khâu Nhân Kiệt cho biết thêm, mọi yếu tố xả thải ra môi trường đều được kiểm tra kỹ. Vừa rồi hệ thống xả thải của Formosa được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá là đạt tiêu chuẩn.

Lãnh đạo công ty Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam sau phát ngôn chỉ được chọn cá hoặc nhà máy. Ảnh: Đức Hùng.

Về việc nhập gần 300 tấn hóa chất về súc rửa đường ống, Giám đốc Kiệt cho biết, Formosa có nhập một ít axit về rửa đường ống nhà máy, nhưng không phải là dùng cho đường ống xả thải. Ông Kiệt đề nghị các phóng viên gửi câu hỏi, công ty sẽ có văn bản trả lời. Giờ công ty đang có cuộc họp với UBND tỉnh, nên đề nghị dừng họp báo.​

Cuối cùng, ông Chu Xuân Phàm đã đứng lên cúi đầu xin lỗi, thừa nhận phát ngôn sai trái của mình. Cuộc họp báo kết thúc chóng vánh trong sự ngỡ ngàng của vài chục phóng viên tham dự. Phía công ty không lý giải về quy mô, sự vận hành của hệ thống xả thải cũng như việc kiểm soát chất lượng nước thải trước khi đổ ra biển. Những nghi vấn về hệ thống xả thải của Formosa là nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung vì thế vẫn chưa được giải tỏa.​

Từ đầu tháng tư, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bắt đầu chết, nổi trắng bè. Hiện tượng bất thường này sau đó lan ra cá, tôm nuôi bằng nguồn nước biển, cá tự nhiên suốt dọc trên 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).

Tại nhiều xã ven biển, chỉ trong một ngày, người dân vớt được cả tấn cá chết trôi dạt bờ, giắt lên các mỏm đá bốc mùi hôi thối. Con nhỏ từ vài lạng tới 35-50 kg. Thống kê đến ngày 25/4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Bình 25 tấn, Quảng trị 30 tấn cá biển tự nhiên chết dạt bờ.

Từ ngày 20/4 đến nay, các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đều có đoàn vào khảo sát thực địa, lấy mẫu cá, mẫu nước và mẫu đất để truy tìm nguyên nhân.

Ngày 25/4, các nguyên nhân cá chết do bệnh dịch, do động đất, tràn dầu đều bị loại trừ. Lãnh đạo hai bộ Tài nguyên và Nông nghiệp đều khẳng định có độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên là nguyên nhân gây họa. Tuy nhiên, độc tố đó là gì đến nay vẫn chưa được xác định.

ất cả nghi vấn hiện đổ dồn về Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi có đường ống xả thải chôn dưới đáy biển. Đường ống này rộng 1m, dài 1,5 km, nằm ở độ sâu cách mặt nước 17 m và cách bờ khoảng 1,5 km. Vài ngày trước khi xảy ra cá chết hàng loạt, công ty đã tiến hành súc rửa đường ống. Khoảng 300 tấn hóa chất nhập về để làm việc này được đánh giá là cực độc.

 

                                                                 Theo Vnexpress

 

Các tin khác

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thực tế tại mỏ khai thác đá Doanh nghiệp tư nhân Song Nghĩa, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn).
Chiều 25/4, đơn vị bộ đội địa phương được huy động đi thu gom cá mới chết dạt vào bãi biển thôn Đá Nhảy, xã Thanh Trạch.
Không có hình ảnh
Cán bộ khuyến nông xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) tăng cường bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân 2016.

Thiệt hại khoảng 800 triệu đồng do lốc xoáy, lũ quét, lũ ống, sạt lở

(HBĐT) - Theo Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện Đà Bắc, trong 2 ngày từ 23 - 24/4, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kèm theo lốc xoáy, lũ quét, lũ ống và sạt lở đất gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống dân sinh.

Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ và tổ chức ADDA thăm mô hình rau hư cơ tại Lương Sơn, Tân Lạc

(HBĐT) - Từ ngày 23 – 24/4, đoàn công tác Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) và tổ chức phát triển nông nghiệp châu Á Đan Mạch (ADDA) đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh thăm, tìm hiểu mô hình rau nông nghiệp hữu cơ của Hội nông dân 6 xã gồm 3 xã Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức (Tân Lạc) và Thành Lập, Cư Yên, Hợp Hòa (Lương Sơn).

Cao Phong Thử nghiệm lò đốt rác kiểu mới theo chuẩn NTM

(HBĐT) - Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe của người dân, năm 2016, huyện Cao Phong được đầu tư lò đốt rác kiểu mới theo chuẩn NTM đặt tại thị trấn Cao Phong. Đây là lò đốt rác thải sinh hoạt với công suất 500 kg/h.

Độ che phủ rừng của tỉnh đạt 51,2%

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013 – 2016. Theo đó, độ che phủ rừng của tỉnh hiện nay là 51,2% (bao gồm 7.288,14 ha diện tích rừng ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp). Kết quả này cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước (đến cuối năm 2015 chưa đạt mức 40,73%).

Lồng ghép nhiều nguồn vốn xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung

(HBĐT) - Cùng Phó phòng Dân tộc TP Hòa Bình Xa Văn Sơn, chúng tôi đến thăm công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân xóm Ngọc, xã Trung Minh. Công trình có tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ đầu năm 2016 và phát huy hiệu quả mang lại nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho khoảng 160 hộ dân xóm Ngọc và xóm Tân Lập, dọc QL 6. Nước từ đỉnh núi, độ cao lớn, cách nhà văn hóa xóm Ngọc khoảng 2 km, được tích tại bờ đập và có đường ống dẫn chảy quanh năm.

Tân Lạc: Từng bước cải thiện môi trường vùng nông thôn mới

(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Tân Lạc có 3 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM gồm Địch Giáo, Phong Phú, Tử Nê. Trong đó, 2 xã Phong Phú, Địch Giáo đã vận hành bãi rác tập trung tuy chưa thành lập tổ, đội thu gom. Riêng bãi rác xã Tử Nê đã hoàn thành việc xây dựng, chuẩn bị đưa vào hoạt động trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục