(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

 

Mục tiêu hướng tới là đáp ứng các yêu cầu phát triển, công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội có sự phân công, hợp tác, chia sẻ và liên kết giữa các địa phương trong Vùng; đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả; hạn chế những mặt trái của quá trình đô thị hóa đến môi trường sống, tác động của biến đổi khí hậu nhằm xây dựng Vùng phát triển thịnh vượng và có môi trường bền vững.

 

Đồng thời, đáp ứng nhu cầu xây dựng đồng bộ và hiện đại hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Vùng, tạo điều kiện cho các đô thị tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực xung quanh về kinh tế, văn hóa - xã hội; phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn; bảo đảm quốc phòng - an ninh.

 

Việc điều chỉnh quy hoạch cũng làm cơ sở cho lập và điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng dọc tuyến đường vành đai, cao tốc liên tỉnh, các vùng và khu chức năng đặc thù, quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; là cơ sở lập dữ liệu phục vụ công tác quản lý, đề xuất cơ chế chính sách và mô hình quản lý Vùng.

 

Hà Nội phát huy vai trò là trung tâm động lực chính

 

Phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (trong đó Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 3 tỉnh được mở rộng so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng diện tích toàn vùng khoảng 24.314,7 km2.

 

Trên cơ sở vị trí, vai trò, điều kiện tự nhiên và  kinh tế - xã hội, các tỉnh trong Vùng tạo thành các mối liên kết với những đặc trưng và lợi thế riêng, chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển để khai thác tối đa và hiệu quả các tiềm năng, động lực của các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh và toàn Vùng.

 

Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là các địa phương có tốc độ và tỉ lệ đô thị hóa cao; có vị trí trung tâm của toàn Vùng trên cơ sở vị thế của Thủ đô Hà Nội với các vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của quốc gia, trong đó nổi bật là các thế mạnh về công nghiệp, đào tạo, nguồn nhân lực và các điều kiện hạ tầng; các chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế được tăng cường thông qua việc thiết lập các trung tâm tài chính - thương mại, nghiên cứu - phát minh khoa học, hội nghị hội thảo, thể dục thể thao, không gian di sản và du lịch quốc tế…

 

Trong đó, Hà Nội với vị thế Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia (Trung tâm tài chính Bắc Sông Hồng; Trung tâm hội chợ; Trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa Tây Hồ Tây…), các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao (Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc…); Trung tâm văn hoá - lịch sử lớn (Hoàng Thành Thăng Long; Vườn Quốc gia Ba Vì…); đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của Thủ đô khoảng từ 65 - 70%.

 

Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nam, là các tỉnh thuộc Đông Nam đồng bằng sông Hồng. Phát huy các lợi thế tiếp cận cửa ngõ và hệ thống giao thông hướng biển (hành lang Hà Nội - Phố Nối - Hải Dương - Hải Phòng), tam giác kinh tế phía Nam Hà Nội (Hưng Yên - Đồng Văn - Phủ Lý); phát triển các dịch vụ công nghiệp - đô thị kết nối trung tâm Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa ngõ kinh tế biển; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logistics, trung tâm thương mại, y tế, đào tạo, thể dục thể thao, chế biến nông phẩm cấp vùng.

 

Các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là các tỉnh trung du miền núi. Đây là vùng cửa ngõ chuyển tiếp giữa Vùng Thủ đô Hà Nội với Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Trong đó, Hòa Bình đóng vai trò là vùng sinh thái, bảo vệ môi trường, đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước...). Phú Thọ phát triển các vùng du lịch văn hóa di sản, du lịch sinh thái (Đền Hùng, Xuân Sơn)… Thái Nguyên phát triển về y tế, giáo dục đào tạo chất lượng cao cho Vùng Thủ đô Hà Nội và toàn quốc, du lịch quốc gia (hồ Núi Cốc, ATK…)... Bắc Giang là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), phát triển du lịch (Tây Yên Tử, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn…), sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng cao tại các huyện phía Đông của tỉnh; là đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của Vùng với các tỉnh Đông Bắc của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc...

                                                                                                             

                                                                  PV(TH)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cường độ và phạm vi nắng nóng có khả năng gia tăng trong những ngày tiếp theo

(HBĐT) - Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng rìa Đông Nam vùng áp thấp phía tây đang phát triển và mở rộng về phía đông nên đã xảy ra nắng nóng bắt đầu từ ngày 5/5. Nhiệt độ cao nhất lúc 13h trưa ngày 5/5 là 34,2 – 36,3 độ.

Tổng kiểm tra tại Formosa Vũng Áng

Kết quả kiểm tra việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường tại khu kinh tế Vũng Áng Formosa sẽ được công khai sau ngày 6/5.

 Dân khổ vì cống nước thải “lộ thiên”

(HBĐT) - Nhiều năm qua, một số hộ dân ở xóm Thanh Đức, xã Mãn Đức (Tân Lạc) phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ 2 đầu cống nước thải ngang đường trên Quốc lộ 12B, cùng với đó là nơm nớp nỗi lo bị rơi xuống hố vào buổi tối vì không có nắp che. Trước thực trạng này, chính quyền và người dân nơi đây đã nhiều lần kêu cứu nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Bắc Bộ có khả năng mưa dông, đề phòng lốc, mưa đá

Tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương ngày 3-5 cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén, Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa dông kèm theo lốc. Trong khi, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng sẽ kết thúc.

Kiểm tra Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN các huyện Cao Phong, Kim Bôi và Mai Châu

(HBĐT) - Trong 2 ngày 28- 29/4, thực hiện Quyết định số 650/QĐ-BCĐ, ngày 29/3/2016 của Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN tỉnh, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở LĐ-TB&XH, Công an tỉnh, Sở Y tế, LĐLĐ tỉnh, Sở Công thương đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ - PCCN của BCĐ Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ- PCCN các huyện Cao Phong, Kim Bôi và Mai Châu.

Thủ tướng giao Bộ Công an rà soát dấu hiệu hình sự vụ cá chết

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về xử lý các vấn đề liên quan đến việc hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung. Thủ tướng nhấn mạnh, nếu phát hiện vi phạm hình sự, kiên quyết xử lý nghiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục