Xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã đạt tiêu chí số 17 về môi trường. Chất thải và rác thải được xã thu gom và xử lý theo quy định.
(HBĐT) - (HBĐT) - Trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, tiêu chí số 17 về môi trường được coi là tiêu chí khó với nhiều chỉ tiêu cần thực hiện để đạt theo yêu cầu khi mà ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn đang là vấn đề bức xúc. Trong đó vấn đề đáng quan tâm là ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp; ô nhiễm môi trường không khí từ các làng nghề thủ công, hoạt động chăn nuôi, thói quen đốt rác; chất rắn sinh hoạt không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh; việc sử dụng hoá chất BVTV...
Trong 5 năm qua, khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng NTM, nhiều hoạt động về môi trường được phát động như: Tuần lễ quốc gia NS&VSMT; Ngày môi trường thế giới; Vì chất lượng vệ sinh ATTP... Các địa phương đã vận động nhân dân vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ không bẩn, phát quang bụi rậm, trồng cây xanh nơi công cộng, góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Nhiều nơi thành lập các HTX, tổ thu gom rác thải sinh hoạt đã giúp người dân giảm dần thói quen vứt rác bừa bãi ra đường giao thông, sông, suối góp phần làm trong sạch môi trường, cảnh quan. Đến nay, việc thực hiện tiêu chí môi trường đã có nhiều chuyển biến. Từ nguồn vốn của các chương trình, dự án về lĩnh vực môi trường và nguồn huy động khác, trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã xây dựng 127 công trình nước sạch tập trung; 32 bãi thu gom rác thải; nâng cấp, xây dựng chỉnh trang 66 khu nghĩa trang xã theo quy hoạch; 43/191 xã thành lập tổ thu gom rác thải tăng 41 xã so với trước khi thực hiện chương trình; tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 83%; 90% cơ sở SX-KD trên địa bàn các xã đạt chuẩn về môi trường; công tác giữ gìn vệ sinh môi trường và phong trào “Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh” tại các xã, thôn, xóm được triển khai ngày càng tích cực, hiệu quả. Đến nay có 72/191 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường, tăng 70 xã so với năm 2011.
Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM cho biết: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, các cấp, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Do đó trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng KDC đạt chuẩn về môi trường gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở và chương trình xây dựng NTM. Thực hiện rà soát quy hoạch sử dụng đất, có kế hoạch bố trí quỹ đất xây dựng nghĩa trang, khu xử lý chất thải tại các xã, thị trấn, nơi tập trung đông dân cư. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch về bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH với quy hoạch về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh. Khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất sử dụng công nghệ sạch, loại bỏ những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường. Với phương châm bảo vệ môi trường phải lấy phòng ngừa và hạn chế những tác động đối với môi trường là chủ yếu. Do đó các sở ngành, địa phương trong tỉnh cần phối hợp xem xét chặt chẽ bảo đảm yêu cầu về môi trường đối với việc lựa chọn quy hoạch, dự án đầu tư ngay từ khâu phê duyệt cấp phép, hạn chế những dự án có tác động lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường, đồng thời kiên quyết không cho phép đưa vào vận hành, sử dụng các cơ sở sản xuất không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về môi trường. Thực hiện nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường và các giải pháp đồng bộ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ về bảo vệ môi trường, đặc biệt là thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Tăng cường quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn ngân sách cho sự nghiệp môi trường, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về môi trường. Có biện pháp tích cực để khai thác các nguồn đầu tư từ xã hội, tranh thủ nguồn hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế cho bảo vệ môi trường.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 13/5/2016, UBND tỉnh có công văn số 456/UBND-NNTN gửi Sở TN&MT; Công an tỉnh; các cơ quan báo chí, truyền thông; UBND huyện Lạc Sơn về việc xử lý ô nhiễm môi trường sông Bưởi liên quan đến Nhà máy mía đường thuộc Công ty CP Mía đường Hòa Bình xả thải ra môi trường. Công văn nêu rõ:
(HBĐT) - Là doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất, chế biến gỗ, đóng trên địa bàn xã Dân Hòa (Kỳ Sơn), Công ty CP Sơn Thủy hiện có 104 lao động. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Hữu Hòa, tổ trưởng tổ điện phụ trách công tác ATLĐ của Công ty cho biết: Công ty đã chú trọng xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động; thành lập mạng lưới an toàn viên gồm 8 thành viên, 2 cán bộ bán chuyên trách làm công tác ATLĐ, 1 cán bộ phụ trách công tác y tế. Hàng năm, Công ty đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Huấn luyện công tác ATLĐ và trang bị các máy, thiết bị, dụng cụ cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
(HBĐT) - Ngày13/5, UBND huyện Đà Bắc phối hợp với Viện tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả hoạt động của tiểu dự án “Nâng cao nhận thức của người dân về quyền của phụ nữ trong tiếp cận đất đai và GCNQSDĐ hai tên vợ và chồng cho đồng bào dân tộc miền núi huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”.
(HBĐT) - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) có tên cả vợ và chồng (Sổ đỏ hai tên) đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, người dân, nhất là phụ nữ địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa nắm bắt được thông tin hoặc tiếp cận thông tin chưa đầy đủ về quyền này. Phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh, dự án “Nâng cao nhận thức của người dân về quyền của phụ nữ trong tiếp cận đất đai và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hai tên vợ và chồng cho đồng bào dân tộc miền núi”, đã lựa chọn triển khai tại 2 xã Tu Lý, Hào Lý (Đà Bắc).
(HBĐT) - Đoàn thanh tra của Bộ TN&MT vừa cho biết, đã có kết luận sơ bộ nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc cá chết hàng loạt trên sông Bưởi (tỉnh Thanh Hóa).
(HBĐT) - Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-BTNMT về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trên địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn. Thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc, kể từ ngày 12/5/2016.