Tất cả các nhà thầu thi công đường đều phải có phương án phòng - chống mưa, lũ, bảo đảm giao thông. ảnh: Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công đường 433- Đà Bắc
(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc luôn hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Trong 2 năm (2014 - 2015), dù thời tiết diễn biến không quá phức tạp nhưng đã gây thiệt hại nhiều tỷ đồng mỗi năm. Đầu năm 2016, đợt rét đậm, rét hại lấy đi của người nông dân hàng trăm con gia súc và gần 1,3 tấn lúa giống khiến người dân khó khăn. Tiếp đến mới bước vào mùa hạ (từ tháng 4 đến nay), Đà Bắc hứng chịu hậu quả nặng nề của thiên tai với tổng giá trị thiệt hại lên tới 3,3 tỷ đồng.
Mưa lớn kèm theo giông lốc gây lũ lớn, trượt sạt, đổ nhà cửa, hoa màu ở nhiều xã vùng cao và vùng hồ. Theo thống kê của Ban chỉ huy (PCTT&TKCN) huyện, giông lốc, mưa lớn gây lũ lớn tại nhiều suối và làm tử vong chị Bùi Thị Nguyệt ở xóm ấm, xã Đồng Nghê; sập hoàn toàn 2 phòng học ở xã Mường Tuổng và xã Trung Thành; làm tốc mái 195 nhà và nhiều nhà dân bị sập hoàn toàn; lật chìm 6 thuyền và lồng cá, làm đổ hàng trăm ha lúa và hoa màu; mưa lớn cũng làm trượt sạt nhiều tuyến đường trên địa bàn, thiệt hại nặng nhất là xã Đồng Nghê và đường Lau Bái, xã Vầy Nưa...
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc Phạm Minh Sơn cho biết: Điều kiện đặc thù vùng núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt, nhiều suối lớn xen kẽ tạo thành nhiều dải đất hẹp, địa chất không ổn định, hạ tầng còn thấp kém và chưa đồng bộ, khi có mưa lớn thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét rất nguy hiểm đến tính mạng con người. Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại lên tới nhiều tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Đó là những khó khăn, thách thức cho công tác phòng - chống thiên tai (PCTT) của huyện. Diễn biến thời tiết từ đầu năm cho thấy sẽ tiếp diễn phức tạp, nền nhiệt trung bình cao, nắng nóng kéo dài và thường trực nguy cơ mưa lớn và giông lốc. Hiện nay, huyện Đà Bắc đã phân công trách nhiệm cụ thể cho thành viên BCH PCTT& TKCN tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phương án PCTT tại cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ”. Trong công tác PCTT&TKCN, huyện đặc biệt chú trọng tới công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân nhằm thực hiện các biện pháp bảo vệ tính mạng và tài sản. Cùng với đó, huyện rà soát các vị trí xung yếu, khu vực nguy cơ sạt lở cao, ven sông, ven suối tại các xã vùng cao, xã ven hồ sông Đà để đôn đốc thực hiện phương án PCTT. Các phòng, ban và các xã, thị trấn theo dõi sát diễn biến thời tiết, tổ chức cảnh báo cho người dân những nơi có nguy cơ sạt lở, nguy cơ lũ ống, lũ quét, chủ động di dời người và tài sản đến nơi an toàn, kiên quyết không để hộ dân nào sống trong vùng nguy hiểm ven suối, sườn núi đồi, tiềm ẩn nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét; chủ động khắc phục kịp thời hậu quả, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là thiệt hại về người. Người dân cũng được khuyến cáo thực hiện các biện pháp gia cố nhà cửa, lều trại đề phòng mưa lớn, giông lốc; đề cao cảnh giác khi đi lại khi thời tiết mưa gió, giông lốc. Đặc biệt tuyệt đối không đi qua các ngầm giao thông khi có mưa lũ lớn ngập ngầm tràn vì có thể xảy ra tai nạn chết người. Đối với các xã khu vực lòng hồ sông Đà, huyện chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân nâng cao ý thức phòng tránh mưa bão, triển khai các biện pháp phòng tránh thiên tai, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cứu sinh, neo đậu phương tiện thủy vào nơi an toàn, tuyệt đối không đi lại khi thời tiết bất trắc giông lốc, mưa lớn. Huyện phối hợp chỉ đạo các nhà thầu thực hiện phương án PCTT&TKCN, thi công công trình hạ tầng, đường giao thông, củng cố hệ thống kênh mương, hồ chứa, hoàn thành các hạng mục vượt lũ tiểu mãn, triển khai phương án, giải pháp ứng cứu khi có mưa lũ lớn xảy ra.
Lê Chung
(HBĐT) - ông Nguyễn Văn Sơn (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết, pháp luật quy định đối với khu chăn nuôi tập trung phải đáp ứng những yêu cầu gì để đảm bảo vệ sinh môi trường?
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2016/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. Theo đó, có 7 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn.
(HBĐT) - Với mục tiêu triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) để trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan QLNN và đại bộ phận các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan Nhà nước; đồng thời hỗ trợ, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng TMĐT cho các DN để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả SX-KD của DN, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016 - 2020.
(HBĐT) - Xã Sào Báy (Kim Bôi) là nơi luôn phải đối mặt với thời tiết bất thuận, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Để ứng phó với mùa mưa bão năm nay, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã Sào Báy đã chủ động triển khai các phương án khi có thiên tai xảy ra.
(HBĐT) - Theo cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh có 30 tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, kinh doanh vận chuyển cát, sỏi tại các khu vực bãi bồi ven sông. Riêng dọc tuyến sông Đà, địa phận thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn có 18 tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi. Trong đó có Công ty TNHH xây dựng Hùng Yến và Công ty CP khai thác khoáng sản SAHARA được cấp phép hoạt động khai thác cát lòng sông Đà, địa phận xã Hợp Thành và xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn).
Ngày 4/6, tại xã Tân Mỹ, phòng TN & MT đã phối hợp với huyện Đoàn thanh niên huyện Lạc Sơn tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2016.