Đập thủy điện Gu-ri trên sông Ca-rô-ni ở Vê-nê-xu-ê-la. Ảnh AP

Đập thủy điện Gu-ri trên sông Ca-rô-ni ở Vê-nê-xu-ê-la. Ảnh AP

Với việc liên tiếp tung ra các biện pháp mạnh như cắt điện luân phiên hay giảm số ngày làm việc của nhân viên nhà nước, Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la quyết tâm khắc phục khó khăn do thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng. Đây là thách thức không nhỏ với Vê-nê-xu-ê-la trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề do giá dầu lao dốc.

Chính phủ Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la N.Ma-đu-rô đã triển khai một loạt biện pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ “thế bí” cho tình trạng thiếu hụt nguồn điện nghiêm trọng tại nước này. Ngày 1-5 vừa qua đánh dấu múi giờ của Vê-nê-xu-ê-la chính thức được đẩy sớm 30 phút, lên giờ chuẩn quốc tế là GMT-4, đưa thời gian ban ngày ở quốc gia Nam Mỹ này kéo dài thêm 30 phút, với mục đích tiết kiệm điện.

Trước đó, Phó Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la A.I-xtu-rít công bố quyết định cho nhân viên thuộc các cơ quan nhà nước làm việc hai ngày trong tuần và chỉ phải đến công sở khi được giao nhiệm vụ cần thiết hoặc quan trọng. Ước tính, việc tăng ngày nghỉ của công chức nhà nước giúp giảm mức tiêu thụ điện xuống ít nhất 20%. Tuy nhiên, người lao động vẫn được trả lương cho những ngày nghỉ làm việc theo quy định tạm thời của Chính phủ.

Song song đó, một giải pháp khác cũng được Tổng thống N.Ma-đu-rô triển khai, đó là tiến hành cắt điện luân phiên trong bốn giờ tại tám khu vực của nước này. Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la kêu gọi người dân hợp tác với Chính phủ thực thi kế hoạch tiết kiệm năng lượng để đưa nước này thoát khỏi tình trạng thiếu điện hiện nay.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình cảnh khó khăn trong vấn đề năng lượng tại Vê-nê-xu-ê-la, đó là, nước này đang trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng gần năm thập niên trở lại đây. Mực nước tại đập Gu-ri trên sông Ca-rô-ni, phục vụ nhà máy thủy điện lớn nhất Vê-nê-xu-ê-la, giảm xuống mức thấp kỷ lục, khiến các nhà máy không có đủ nước để sản xuất điện. Số liệu thống kê cho thấy, 75% nhu cầu điện năng của quốc gia vùng Nam Mỹ này là sản phẩm của 18 nhà máy thủy điện trong nước.

Giới phân tích nhận định, sự phụ thuộc này góp phần đẩy Vê-nê-xu-ê-la dễ dàng rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đời sống con người. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Ca-ra-cát cần có hướng giải quyết lâu dài vấn đề này bằng cách đầu tư xây dựng và duy trì các nhà máy nhiệt điện, thay vì phụ thuộc phần lớn vào thủy điện như hiện nay.

Bên cạnh “bài toán khó” về năng lượng, Vê-nê-xu-ê-la còn đối mặt thách thức lớn hơn, đó là dầu mỏ, mặt hàng chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, giảm giá liên tiếp trong hơn một năm qua, làm giảm đáng kể nguồn thu của Vê-nê-xu-ê-la. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế Vê-nê-xu-ê-la giảm 5,7% trong năm 2015 và nhiều khả năng tiếp tục giảm ở mức 8% trong năm nay.

Trong nỗ lực nhằm xoa dịu dư luận, Tổng thống Ma-đu-rô quyết định nâng lương tối thiểu cho công nhân lên 30%, tương đương 1.500 USD/tháng. Đây là lần tăng lương cơ bản thứ 12 kể từ khi ông Ma-đu-rô nhậm chức Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la tháng 4-2013. Người đứng đầu Chính quyền Ca-ra-cát đồng thời quy trách nhiệm cho phe đối lập đang tiến hành một cuộc “chiến tranh kinh tế” nhằm chống lại ông, thông qua việc can thiệp nhằm gia tăng lạm phát và tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa tiêu dùng.

Trước các thách thức từ trong và ngoài nước, Tổng thống N.Ma-đu-rô cam kết tiếp tục công cuộc Cách mạng Bô-li-va được người tiền nhiệm U.Cha-vết khởi xướng năm 1999, nhằm xây dựng Vê-nê-xu-ê-la trở thành quốc gia công bằng, dân chủ, chú trọng các chương trình xã hội, bất chấp những âm mưu gần đây của phe đối lập nhằm gây khó dễ cho Tổng thống cũng như tiến trình xã hội chủ nghĩa tại quốc gia Nam Mỹ này.

 

                                                                   

                                                                      Theonhandan

 

Các tin khác

Chi nhánh Công ty Hoàng Long đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng thêm lò đốt xử lý rác ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hang Hòa Hương. (Ảnh: đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh cung cấp)

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh được tăng cường. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 - 2015) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 43/ NQ-CP ngày 29/3/2013. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được UBND tỉnh phê duyệt theo từng đơn vị hành chính trong năm 2013. Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã lập, trình HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án các công trình cần thực hiện trong các năm 2014, 2015, 2016, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo quy định. Trên cơ sở đó đảm bảo công tác quản lý, sử dụng đất đúng quy định pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển KT -XH của tỉnh.

Lũ lụt gây thiệt hại nặng tại Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a

Theo Tân Hoa xã, ngày 20-6, giới chức Trung Quốc cho biết, ít nhất 16 người chết do mưa bão gây lũ lụt nghiêm trọng ở vùng trung và hạ du sông Trường Giang trong ba ngày qua. Lũ lụt làm ảnh hưởng cuộc sống hơn 1,5 triệu người. Tại Trùng Khánh, phía tây-nam Trung Quốc, mưa lớn gây lụt lội làm năm người chết và hơn 1.000 người mất nhà cửa.

Xác định các trọng điểm ngập lụt và sạt lở trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Mặc dù mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm nhưng theo dự báo, lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ từ tháng 6 đến tháng 8 sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 15%. Do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ, hiện tượng lũ lụt và sạt lở có khả năng xảy ra nhiều hơn so với năm 2015. Chính vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng các phương án phòng - chống thiên tai, xác định rõ các trọng điểm ngập lụt và sạt lở để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 47, ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về phòng cháy, chữa cháy

(HBĐT) - Ngày 18/6, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 1634 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Chỉ thị số 47, ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại đầu cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố.

Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học

(HBĐT) - Về hoạt động nghiên cứu khoa học: Từ năm 2000 - 2010, 30 đề tài cấp Nhà nước (10 đề tài về y tế, 13 đề tài môi trường, 7 đề tài chính sách xã hội) đã được triển khai nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu, các dự án khảo sát điều tra đánh giá ô nhiễm chất độc da cam (CĐDC)/dioxin ở các vùng bị phun rải nhiều trong chiến tranh, ở các căn cứ quân sự cũ, nơi tập kết, lưu giữ, pha chế, đổ thải chất độc hoá học (CĐHH) cũng được triển khai và đạt được nhiều kết quả.

Đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Để đảm bảo an toàn lưới điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nhất là tránh thất thoát điện năng, những tai nạn đáng tiếc do mất an toàn lưới điện gây ra trong mùa mưa bão, ngay từ đầu năm, Điện lực Cao Phong đã triển khai giải pháp chủ động phòng - chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục