(HBĐT) - Mông cư trú chủ yếu tại hai xã Pà Cò và Hang Kia (Mai Châu). Bên cạnh những nét đặc sắc trong trang phục, ẩm thực vùng cao như nấu rượu ngô bằng men lá, rau cải mèo thì giã bánh dày ngày Tết là phong tục, tập quán văn hóa truyền thống đặc trưng của người dân tộc Mông vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

Du khách trải nghiệm các công đoạn làm bánh dày của dân tộc Mông tại xã Hang Kia (Mai Châu).

Bánh dày là món truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của đồng bào dân tộc Mông. Người Mông ở Mai Châu chỉ làm bánh dày vào dịp Tết, lễ hội. Với người Mông, bánh dày tượng trưng cho tình yêu, sự thủy chung, son sắt của đôi lứa, đồng thời còn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - nguồn gốc cho sự tồn tại của vạn vật. 

Những chiếc bánh dày dẻo, thơm được làm từ gạo nếp nương, nhưng công đoạn để làm ra được chiếc bánh rất công phu. Gạo nếp làm bánh được người dân lựa chọn phải là gạo nếp nương vừa thơm, vừa dẻo thì chất lượng bánh mới đảm bảo. Gạo nếp vo sạch và ngâm trong nước ấm khoảng từ 12 – 24 giờ đồng hồ. Sau đó vớt ra, để ráo nước rồi mới cho lên chõ đồ trong khoảng 1 – 2 giờ để xôi chín mềm, dẻo nhưng không được nát. Sau khi đồ chín, xôi vẫn đang nóng hổi phải mang giã ngay thì bánh mới đảm bảo độ nhuyễn, dẻo, quánh, lúc nặn sẽ mềm. 

Giã bánh dày chính là công đoạn vất vả nhất. Cối và chày được làm từ thân cây gỗ to, cứng, có mùi thơm. Cối được khoét rỗng trong ruột, chày phải nặng để giã bánh thật nhuyễn. Đây là công đoạn cần có sự tham gia của những người đàn ông khỏe mạnh. Giã bánh trong khoảng từ 1 - 2 tiếng, giã càng lâu thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Sau khi giã bánh xong là đến công đoạn cần những đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông. Họ dùng tay đã được xoa lòng đỏ trứng gà và nặn khối bột vừa giã thành những chiếc bánh vừa vặn, tròn trịa, dẹt. Bánh sau khi nặn xong được đặt lên mặt phên, để bánh không bị dính, họ phải lật nhanh và liên tục. Cuối cùng là công đoạn gói bánh vào lá chuối tươi đã được rửa sạch, lau khô và hơ qua lửa để lá có độ mềm và dậy mùi thơm. 

Bánh dày của người Mông không có nhân cũng không dùng bất kỳ một loại gia vị nào nên bánh giữ nguyên vị ngọt tự nhiên, thơm dẻo của gạo nếp nương. Bánh có thể dùng luôn lúc nóng, cũng có thể để được khoảng 1 tháng, cắt thành từng miếng rán cùng mỡ lợn hoặc nướng trên than củi cũng đều hấp dẫn. 

Anh Hàng A Dê, người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên ở xã Pà Cò chia sẻ: "Mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh thời khắc quan trọng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới thì làm bánh dày là khoảng thời gian tôi mong chờ nhất. Cuối năm dù có bận đến mấy, các thành viên trong gia đình đều cố gắng cùng nhau làm bánh tạo không khí phấn khởi. Nhà nào cũng phải làm vài chục cái. Tục lệ làm bánh dày ngày Tết đã có từ rất lâu và được cha ông lưu truyền cho các thế hệ con cháu. Chúng tôi luôn bảo tồn và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc”. 

Hiện nay, du khách đến với Mai Châu được tham gia vào những công đoạn để làm nên 1 chiếc bánh dày, từ giã, nặn bánh và cuối cùng là thưởng thức món bánh thơm ngon do chính tay mình làm ra. Bánh dày không chỉ là món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Mông mà tục lệ làm bánh dày ngày Tết còn góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 

LN

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục