Đại hội lần thứ IX của Đảng: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thứ ba, 19/1/2021 | 11:17:10 Sáng
(HBĐT) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 19 - 22/4/2001, với sự tham gia của 1.168 đại biểu đại diện cho gần 2,5 triệu đảng viên trong toàn Đảng.
Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI. Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Cách mạng KH&CN, đặc biệt là CNTT và công nghệ sinh học tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thành tựu quan trọng sau 15 năm đổi mới tạo thế và lực thúc đẩy công cuộc đổi mới nước ta đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, nước ta còn phải đối phó với những thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng XHCN, nạn tham nhũng quan liêu, "diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra.
Ðại hội nhìn lại chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam; tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Ðại hội VIII; 15 năm đổi mới đất nước, 10 năm thực hiện chiến lược KT-XH, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI; vạch ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Ðảng ta ngang tầm đòi hỏi của dân tộc trong thời kỳ mới; sửa đổi, bổ sung Ðiều lệ Ðảng.
Ðại hội đã thông qua báo cáo chính trị với tiêu đề: "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN".
Ðại hội đánh giá: Thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển KT-XH giai đoạn 1991-2000, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của Nhân dân và nền kinh tế; từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN; từ chỗ chủ yếu chỉ có 2 thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, đã chuyển sang nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Ðời sống các tầng lớp Nhân dân được cải thiện. Ðất nước đã ra khỏi khủng hoảng KT-XH; phá được thế bị bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Về những kinh nghiệm sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, đại hội chỉ ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu. Ðó là, trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðổi mới phải dựa vào Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo. Ðổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Ðường lối đúng đắn của Ðảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
Về đường lối phát triển KT-XH, Ðại hội IX của Ðảng nêu rõ: Ðẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ, cải thiện môi trường; kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN.
Mục tiêu của Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2001-2010 là: Ðưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực KH&CN, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, QP-AN được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Ðại hội đã bầu BCH T.Ư gồm 150 đồng chí; Bộ Chính trị gồm 15 đồng chí. Ðồng chí Nông Ðức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.
Sáng 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị thông tin về một số điểm chính trong kịch bản thông tin, tuyên truyền trên báo chí về Đại hội XIII của Đảng.
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng hơn 90 năm qua, công tác cán bộ được Đảng luôn chú trọng triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.
Nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2021), chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị tổ chức Triển lãm "Đảng ta thật là vĩ đại”.
(HBĐT) - Đại hội lần thứ VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 - 27/6/1991 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.176 đại biểu đại diện hơn 2,155 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Hệ thống các nước XHCN lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Công cuộc cải tổ của Liên Xô gặp nhiều khó khăn.
Tối 13-1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tổ chức T.Ư chủ trì, phối hợp Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng), lần thứ 5 - năm 2020.
Việt Nam là một đất nước bước vào tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế với "hành trang” là một nền sản xuất lạc hậu, khép kín. Dẫu vậy, sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm, bảo đảm mọi người dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển.