(HBĐT) - Cú sốc tụt hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) công bố đối với tỉnh có lẽ đã dịu bớt, để nhường lại cho sự suy nghĩ nghiêm túc về những gì chúng ta đã làm được trong thời gian qua và những gì còn "thua chị kém em” để cố gắng hơn trong thời gian tới.


Nói thì phức tạp, PCI là sản phẩm của hoạt động điều tra xã hội học do VCCI chủ trì được tổ chức hàng năm để khảo sát, thu thập ý kiến của các doanh nghiệp (doanh nhân) đánh giá về môi trường đầu tư của các địa phương với bộ chỉ số, bảng hỏi và trả lời trên cơ sở cảm nhận của doanh nghiệp về các lĩnh vực quản lý Nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong bình luận ngắn của mình, sổ tay người giám sát không đi sâu vào kỹ thuật của "giải thưởng danh giá” này mà với tư cách là người trong cuộc thực hiện chức năng giám sát xã hội muốn nói đôi điều về ngôi á quân (từ dưới lên) của tỉnh qua lăng kính của doanh nghiệp.

Công bằng mà nói, trong thời gian qua các cấp, các ngành của tỉnh đã có nhiều cải cách hành chính rất đáng ghi nhận, chính vì những nỗ lực, cố gắng mà hàng năm nhiều chỉ tiêu KT-XH của tỉnh đề ra đều đạt và vượt như tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, số doanh nghiệp mới thành lập, các dự án đầu tư cả trong và ngoài ngân sách được khởi công hàng năm đều tăng, các chỉ số cải cách hành chính thuộc tốp khá của cả nước, công tác quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực được tăng cường…

Tuy thế, như nhiều đánh giá cho thấy, còn nhiều ngành, lĩnh vực công tác cải cách hành chính chưa thực chất, chưa có những bước đột phá, nhất là cải cách thủ tục hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp. Nghiêm trọng hơn là tình trạng những nhiễu doanh nghiệp, nạn "bôi trơn”, tham nhũng vặt trong thực hiện các thủ tục hành chính vẫn nhức nhối và gây bức xúc trong xã hội, được điểm tên trong bộ chỉ số của VCCI là "chi phí không chính thức” chưa được cải thiện… đó là những điểm trừ, là căn bệnh "thâm căn cố đế” trong một số cơ quan hành chính chưa được xử lý triệt để.

Trong một cuộc họp, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã nói về thứ hạng PCI của tỉnh: "Tôi vui mừng thông báo với các đồng chí một tin buồn là Chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh ta xếp thứ hai từ dưới lên”, buồn là vì thứ hạng của tỉnh tụt 18 bậc so với kỳ xếp hạng trước, còn vui là qua đây cho chúng ta thấy thực trạng của tỉnh để các cấp, các ngành có sự cố gắng, nỗ lực hơn, đồng chí Bí thư giải thích thêm.

Rồi đây các điểm tiêu chí, thành phần đánh giá thấp cao sẽ được mổ xẻ tìm nguyên nhân và xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Riêng với mình, sổ tay người giám sát cho là xếp hạng của VCCI rất có giá trị để chúng ta tham khảo trong công tác hoạch định, thực thi chính sách hàng năm và cả giai đoạn. Câu chuyện bây giờ là Hoà Bình phải nỗ lực vượt qua chính mình, phải chứng minh cho mọi người thấy Hoà Bình vẫn đang phát triển mạnh bằng cách nỗ lực hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu KT-XH năm 2022 và những năm tiếp theo, muốn vậy mỗi cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu đi đầu, phải thực sự nghĩ thật, nói thật và làm thật.


N.T.S

Các tin khác


Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 2: Vì sao dễ đánh mất mình?

Xã hội phát triển, sự cám dỗ của đồng tiền cũng hiện diện trong muôn mặt đời sống. Tư tưởng thực dụng, tôn sùng đồng tiền ở vị trí độc tôn của một bộ phận người trẻ càng bùng phát mạnh mẽ trong thời buổi kinh tế số. Suy nghĩ có tiền là có tất cả, nhiều tiền đồng nghĩa với thành công, việc đánh đồng tiền bạc với mục tiêu, lý tưởng sống đã dẫn dụ một bộ phận người trẻ vào chỗ lầm đường lạc lối.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 1: Kiếm tiền theo kiểu... bất chấp

Nhịp sống hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, khoa học-công nghệ làm cho đời sống của giới trẻ ngày càng bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Từ những cán bộ cấp cao “vào lò”, nghĩ về rèn luyện 4 chữ đức

Tại cuộc họp thông báo kết quả phiên họp 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng đã cho biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục