Sáng 25/8, tại Hà Nội, Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương đã tổ chức cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.


Đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban chủ trì Hội nghị.

 

Dự cuộc họp có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực; Phan Thăng An, Ủy viên Thường trực Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Tại cuộc họp, các thành viên Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương đã đánh giá tình hình, kết quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng trong 06 tháng đầu năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2022; thảo luận, cho ý kiến vào nội dung dự thảo Quy chế làm việc của Tiểu ban, quyết định phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban; xem xét quyết định thành lập Tổ Giúp việc và ban hành Quy chế làm việc của Tổ Giúp việc Tiểu ban.

 

Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Trương Thị Mai yêu cầu Cục Bảo vệ chính trị nội bộ tiếp thu tối đa ý kiến góp ý; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản, tham mưu Lãnh đạo Tiểu ban ban hành trong thời gian tới.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Bài 4: Sứ mệnh tiên phong của những tài năng lớn

Nói đến người nổi tiếng (NNT) là nói đến tài năng. Những tài năng lớn của thời đại đồng thời là những nhân cách lớn. Để xây dựng đất nước hùng cường, không thể thiếu vai trò của nhân tài.

Bài 3: Chiến sĩ trên mặt trận mới

Cách đây hơn 70 năm, vào ngày 5-1-1952, trong bối cảnh toàn dân tộc đang thực hiện đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện” chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã gửi thư cho các họa sĩ, nhắn gửi đến toàn thể văn nghệ sĩ, người nổi tiếng (NNT).

Bài 2: Người nổi tiếng không thể “nhắm mắt mà đi”

Nếu như trước đây, cùng với tài năng bẩm sinh, một cá nhân hay tập thể phải trải qua thời gian học tập, lao động, cống hiến, hy sinh... bền bỉ mới có thể trở thành người nổi tiếng (NNT), thì nay, trong nhiều trường hợp, sự nổi tiếng đến một cách nhanh chóng, nhất là trên thị trường giải trí.

Một số điểm mới trong Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm: Phần II - Quy định về kỷ luật tổ chức đảng

Chương II: Quy định về kỷ luật tổ chức đảng, tập trung vào xây dựng các hành vi vi phạm của tổ chức đảng trong kiểm soát quyền lực, chống chạy chức chạy quyền; chủ động kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật đảng viên thuộc tổ chức mình; bổ sung các hành vi để phù hợp, đồng bộ với quy định mới của Đảng và pháp luật.

Một số điểm mới trong Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm

Ngày 6/7/2022, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Võ Văn Thưởng Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, thay thế Quy định số 07-QĐi/TW, về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102-QĐ/TW, về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Bộ Chính trị khóa XII.

Bài 1: Nổi tiếng, tai tiếng và vết trượt suy thoái

Mọi thời đại từ cổ chí kim, người nổi tiếng (NNT) luôn có vị thế quan trọng. Phong cách, lối sống của NNT có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục