Quy định của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Quy định số 96-QÐ/TW) vừa được ban hành mới đây nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân.



Quang cảnh Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII. (Ảnh ĐĂNG KHOA)

Bởi lẽ, bối cảnh phát triển của đất nước hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ các cấp không chỉ có đức, có tài mà còn phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung và không ngừng "tự soi”, "tự sửa” để hoàn thiện bản thân, giữ vững niềm tin của nhân dân, góp phần tạo nên sức mạnh của Ðảng và hệ thống chính trị.

Quy định số 96-QÐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị được ban hành thay thế Quy định số 262-QÐ/TW ngày 8/10/2014 nhằm tiếp tục hoàn thiện quy trình công tác cán bộ phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay về công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị.

Trước đó, trong các quy định đề cập tới vấn đề này, kết quả lấy phiếu tín nhiệm chỉ được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ. Tuy nhiên, tại Quy định số 96 thì việc lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ. Ðây là quan điểm, nguyên tắc được Bộ Chính trị nêu rõ nhằm đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, nhất là người được lấy phiếu tín nhiệm và người ghi phiếu tín nhiệm.

Cán bộ phải thật sự có năng lực và gương mẫu mọi mặt

"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém…”, lời dạy đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là quan điểm, phương châm hành động của Ðảng trong công tác cán bộ, là cơ sở nền tảng cho việc ban hành những quy định nhằm tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ như Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng đã xác định.

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Trung ương kết luận: Bước vào giai đoạn phát triển mới, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bốn nguy cơ mà Ðảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng lên tầm cao mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Mục tiêu là tạo bước phát triển mới của Ðảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, ngày càng gắn bó mật thiết với nhân dân, ngày càng được nhân dân tin tưởng; đủ uy tín và năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với Quy định số 41-QÐ/TW ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Quy định số 96 là những bước cụ thể hóa Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị, góp phần triển khai hiệu quả Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng.

Trên cơ sở quan điểm đó, Trung ương đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó chú trọng xây dựng Ðảng về đạo đức, đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; đồng thời phải làm tốt công tác cán bộ, chặt chẽ, thận trọng trong từng khâu, không để lọt người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm…

Như vậy có thể thấy, cùng với Quy định số 41-QÐ/TW ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Quy định số 96 là những bước cụ thể hóa Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị, góp phần triển khai hiệu quả Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng.

Theo Quy định số 41, để kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ năng lực, hạn chế, uy tín thấp, tiến hành xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ có hơn hai phần ba số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; xem xét cho cán bộ từ chức khi có hơn 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định…, tuy nhiên căn cứ vào những tiêu chí nào để thể hiện lá phiếu tín nhiệm thì chưa được đề cập cụ thể.

Tại Quy định số 96, những tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm đã được nêu rõ với hai nội dung chính: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ tới thời điểm lấy phiếu). Trong đó, nhấn mạnh trách nhiệm nêu gương, Trung ương yêu cầu không chỉ bản thân cán bộ phải gương mẫu về mọi mặt mà vợ, chồng, con cũng phải gương mẫu trong việc chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ðây chính là một nội dung của vấn đề kiểm soát quyền lực.

Trong thực tế đã có những trường hợp cán bộ để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc coi sự gương mẫu của người thân cũng là tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm cán bộ là nhằm kịp thời ngăn chặn những biểu hiện suy thoái, bảo vệ sự trong sạch của đội ngũ.

Trong thực tế đã có những trường hợp cán bộ để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc coi sự gương mẫu của người thân cũng là tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm cán bộ là nhằm kịp thời ngăn chặn những biểu hiện suy thoái, bảo vệ sự trong sạch của đội ngũ.

Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; cùng với việc căn cứ kết quả lãnh đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách, thì tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm cán bộ.

Ở đây đặt ra hai vấn đề: Có những cán bộ có chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, không mắc vi phạm, không bị kỷ luật, nhưng thực tế chỉ đạo, điều hành công việc không đạt hiệu quả cao do thiếu sự đổi mới, sáng tạo, chưa quyết đoán. Ngược lại, cũng có trường hợp cán bộ đồng nghĩa việc "dám nghĩ, dám làm” với làm liều, nhân danh "sáng tạo, đột phá” để mưu lợi cho cá nhân hoặc nhóm lợi ích. Vì vậy căn cứ những tiêu chí nêu trên để lấy phiếu tín nhiệm là nhằm có sự đánh giá công tâm, khách quan, bảo đảm lựa chọn người cán bộ thật sự có năng lực, đồng thời kiểm soát quyền lực, khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung.

Tại quy định này, tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm còn căn cứ vào kết quả lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Ðây là sự bổ sung, cập nhật quy định phù hợp với tình hình mới, góp phần nâng cao năng lực của cán bộ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, tính chất ngày càng quyết liệt của cuộc đấu tranh này.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong lấy phiếu tín nhiệm

Việc cụ thể các tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm và coi kết quả lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ (chứ không chỉ là để nắm tình hình, để tham khảo trong đánh giá cán bộ như các quy định đã có trước đây), làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, cho thấy Trung ương đặt yêu cầu cao về vai trò, trách nhiệm của các tập thể lãnh đạo, cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ.

Việc lấy phiếu tín nhiệm phải được thực hiện hiệu quả, bảo đảm thực chất, đánh giá đúng năng lực, uy tín của cán bộ, góp phần giúp cán bộ "tự soi”, "tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, đồng thời là cơ sở để giám sát, quản lý cán bộ, kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm như mục đích, yêu cầu mà Quy định số 96 đặt ra. Ðây là nhiệm vụ rất nặng nề đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân.

Tại Ðiều 7 của Quy định số 96 đề cập rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong lấy phiếu tín nhiệm. Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm; tổng hợp kết quả báo cáo cấp có thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm của cấp dưới trực thuộc; quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm đối với cán bộ có tín nhiệm thấp. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm gửi báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định, kịp thời báo cáo, giải trình, cung cấp bổ sung thông tin khi có yêu cầu.

2023 là năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp, theo Quy định số 96 là thời điểm tiến hành lấy phiếu tín nhiệm (thực hiện định kỳ). Ðể quy định của Bộ Chính trị được thực hiện nghiêm, đạt chất lượng, hiệu quả, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm các chức danh theo quy định chu đáo, kỹ lưỡng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị để không chỉ giúp cán bộ "tự soi”, "tự sửa”, mà còn góp phần thực hiện tốt công tác quy hoạch, phục vụ cho việc chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ tiếp theo.

Về trách nhiệm của người ghi phiếu, phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá khách quan, thận trọng, trung thực, công tâm về người được lấy phiếu tín nhiệm để thể hiện mức độ tín nhiệm đúng thực chất… Có thể nói đó là trách nhiệm chính trị của các tập thể và cá nhân. Ðể thực hiện trách nhiệm này, các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân liên quan từ cấp Trung ương tới cơ sở phải thật sự trăn trở, tâm huyết, dám chịu trách nhiệm nhằm quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đức, có tài, đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

2023 là năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp, theo Quy định số 96 là thời điểm tiến hành lấy phiếu tín nhiệm (thực hiện định kỳ). Ðể quy định của Bộ Chính trị được thực hiện nghiêm, đạt chất lượng, hiệu quả, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm các chức danh theo quy định chu đáo, kỹ lưỡng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị để không chỉ giúp cán bộ "tự soi”, "tự sửa”, mà còn góp phần thực hiện tốt công tác quy hoạch, phục vụ cho việc chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ tiếp theo.

Quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị đã tạo áp lực rất lớn đối với cán bộ các cấp, song thật sự cần thiết nhằm thúc đẩy sự không ngừng tự tu dưỡng, rèn luyện; đồng thời thấm nhuần quan điểm của Ðảng về việc miễn nhiệm, từ chức là điều bình thường trong công tác cán bộ, để tiếp tục có ý chí phấn đấu, nuôi dưỡng nguyện vọng cống hiến cho sự phát triển của đất nước.


TheoNhanDan



Các tin khác


Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục