Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay.
Bên cạnh thông tin chính thống, tích cực cũng đầy rẫy thông tin xấu độc, xuyên tạc do các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tạo ra, phát tán một cách có chủ đích. Chúng triệt để lợi dụng không gian mạng để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đặc biệt khi đất nước chuẩn bị tổ chức các sự kiện lớn như Đại hội Đảng, lễ kỷ niệm, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… thì tần suất, mức độ chống phá, phát tán thông tin xấu độc tăng lên.
Rõ nhất thời gian qua, không ít cán bộ, lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương bị khởi tố, khai trừ Đảng, nghỉ công tác vì "nhúng chàm”, vi phạm những điều đảng viên không được làm. Đó là minh chứng khẳng định quyết tâm của Đảng và người đứng đầu Đảng ta: không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy càng khẳng định, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, chế độ ta. Không như các thế lực thù địch xuyên tạc là chuyện "phe phái”, "đấu đá, thanh trừng nội bộ”, làm mất ổn định chính trị, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài rời bỏ Việt Nam… Thực tế là Việt Nam ổn định và không ngừng phát triển. "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Để thực hiện âm mưu chống phá, các thế lực thù địch lập ra hàng ngàn kênh truyền thông, trang mạng xã hội; sử dụng các đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí tiếng Việt phản động... Nếu cán bộ, đảng viên, người dân không tỉnh táo nhận diện rất dễ bị dẫn dắt vào mê cung xuyên tạc, dẫn đến những trạng thái tâm lý cùng hành động tiêu cực. Với trí tuệ nhân tạo AI, người dùng chỉ cần xem những trang, thông tin nào thì lần sau mở mạng sẽ tự động hiện ra những vấn đề liên quan. Điều đó cực kỳ nguy hiểm với những người thiếu bản lĩnh, mơ hồ, lạc lối trong không gian mạng.
Việt Nam là nước có tỷ lệ người dùng internet, mạng xã hội cao. Tại Hòa Bình, theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 200 nghìn tài khoản mạng xã hội, trên 300 hội, nhóm đông thành viên. Trong đó, từng có hội, nhóm hoạt động phức tạp chuyên đăng thông tin tiêu cực, kích động; có cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, trường học sử dụng tài khoản mạng xã hội bày tỏ quan điểm sai lệch; viết bài, chia sẻ những thông tin sai trái, chưa được kiểm chứng. Điều đó vô tình tiếp tay cho các thế lực chống phá tung tin thất thiệt, không đúng sự thật về một số vấn đề của tỉnh, ảnh hưởng tới tư tưởng trong nội bộ và quần chúng Nhân dân. Một số cán bộ, đảng viên, người dân khai thác, sử dụng internet còn thiếu kinh nghiệm; chưa nhận diện, phân biệt được thật, giả, đúng, sai trước "biển” thông tin trên internet, dẫn đến hoài nghi vào các chủ trương, đường lối của Đảng, sự điều hành của chính quyền và có những phát ngôn, bình luận chưa đúng đắn... Ngược lại cũng có những cán bộ, đảng viên còn thờ ơ, bàng quan trước những thông tin xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, không dám bảo vệ, đấu tranh, phản bác, cho rằng không phải trách nhiệm của mình. Đây cũng coi như "bệnh” thiếu trách nhiệm của những người đã giơ nắm tay thề khi được kết nạp vào Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được Đảng ta xác định là vấn đề hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân. Vì vậy, cần thường xuyên quán triệt cán bộ, đảng viên và tuyên truyền các tầng lớp Nhân dân nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bởi chính là bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Trách nhiệm không phải của riêng ai, cùng với lực lượng nòng cốt, mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cần phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu và tuyên truyền, vận động quần chúng. Mỗi người dân cùng tham gia, tạo sức mạnh tổng lực, là "pháo đài” miễn nhiễm với thông tin xấu độc...
Cẩm Lệ
Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Cần khẳng định những nỗ lực và thành tựu trong thực hiện chính sách xã hội của Việt Nam thời gian qua là minh chứng xác đáng, thuyết phục nhất giúp củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân, và cũng là căn cứ để phản bác những luận điệu xuyên tạc.
Chiều 15/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề "Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”, với sự điều phối của nhà báo Phạm Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Chính trị-Xã hội, Báo Nhân Dân.
Xã hội phát triển, sự cám dỗ của đồng tiền cũng hiện diện trong muôn mặt đời sống. Tư tưởng thực dụng, tôn sùng đồng tiền ở vị trí độc tôn của một bộ phận người trẻ càng bùng phát mạnh mẽ trong thời buổi kinh tế số. Suy nghĩ có tiền là có tất cả, nhiều tiền đồng nghĩa với thành công, việc đánh đồng tiền bạc với mục tiêu, lý tưởng sống đã dẫn dụ một bộ phận người trẻ vào chỗ lầm đường lạc lối.
Nhịp sống hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, khoa học-công nghệ làm cho đời sống của giới trẻ ngày càng bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn.
Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.