(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, 100% Đảng bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở trên địa bàn huyện Tân Lạc thực hiện nghiêm túc việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng. Trong đó, 3 đơn vị: thị trấn Mường Khến, xã Tử Nê và Do Nhân việc đặt mua báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản thực hiện đến các chi bộ trực thuộc.
Cán bộ, đảng viên thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) duy trì nề nếp đọc báo, tạp chí của Đảng, kịp thời tiếp thu các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật mới.
Nghiêm túc triển khai thực hiện việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng
Đồng chí Bùi Thị Thương, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy khẳng định: Việc đọc báo, tạp chí của Đảng đã trở thành nhu cầu cần thiết góp phần nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm bắt thông tin chính thống, tìm hiểu các mô hình, điển hình tiên tiến… Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, lao động sản xuất cũng như có cơ sở tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân.
Để triển khai tốt việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng, BTV Huyện ủy Tân Lạc đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức cơ sở Đảng trong việc mua, đọc, sử dụng và bảo quản báo, tạp chí của Đảng. Giao Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với các chi, Đảng bộ cơ sở quán triệt tinh thần Chỉ thị số 35, ngày 26/8/2014 của BTV Tỉnh ủy về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng; Kết luận số 102, ngày 3/10/2017 của BTV Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 35. Đồng thời, chủ động phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, đôn đốc đẩy mạnh việc thực hiện việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng.
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết thêm: Khó khăn cơ bản hiện nay là vấn đề kinh phí. Năm 2018, huyện được phân bổ trên 363 triệu đồng phục vụ việc đặt mua báo, tạp chí của Đảng cho các xã, thị trấn, song so với thực tế đặt theo tinh thần Kết luận 102 còn thiếu trên 428 triệu đồng. Năm 2019, kinh phí được cấp 336 triệu đồng, so với thực tế thiếu 450 triệu đồng.
Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp, việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng được các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị tự giác thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Hàng năm, 100% xã, thị trấn đặt mua báo, tạp chí của Đảng, trong đó có 8 Đảng ủy tự bổ sung kinh phí đặt mua đủ 3 đầu báo, tạp chí; 3 Đảng ủy đặt mua vượt số lượng cho các đối tượng theo quy định trong Chỉ thị số 35; 100% chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở có báo đọc trong ngày.
Lan tỏa việc đọc, làm theo báo Đảng
Việc quản lý và sử dụng báo, tạp chí của Đảng được các cấp ủy trên địa bàn huyện quan tâm đổi mới theo hướng quản lý tập trung, xây dựng phòng đọc tại trụ sở cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa xóm, xã hoặc giao cho cá nhân quản lý, tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đọc, nghiên cứu, học tập.
Tại chi bộ 6, thị trấn Mường Khến, cứ vào ngày cuối tuần, không gian nhỏ tại nhà Bí thư chi bộ Mạc Văn Ngọc lại trở nên nhộn nhịp. Các đảng viên, quần chúng nhân dân cùng đến nhà đồng chí Bí thư để đọc báo và tạp chí. Đồng chí Mạc Văn Ngọc chia sẻ: Thông qua báo chí, chúng tôi đã tiếp cận và nhân rộng được một số mô hình hay ra địa bàn như: mô hình đảm bảo hành lang an toàn giao thông, con đường hoa không đồng… Nhìn chung, các thông tin trên báo, tạp chí của Đảng đã giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, vận dụng những tiến bộ KHKT phục vụ phát triển KT-XH.
Để việc đọc và làm theo báo Đảng lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, Tân Lạc còn xây dựng nhiều mô hình quản lý báo hiệu quả, trong đó phải kể đến việc xây dựng các điểm đọc báo quân dân, đặt tại nhà văn hóa xã, xóm với sự góp sức về nguồn báo, tạp chí của các đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn. Cùng cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy, chúng tôi đến thăm nhà văn hóa xã Mỹ Hòa. Đồng chí Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Bùi Văn Dũng cho biết: Cứ mỗi sáng, dường như đã thành thói quen, bà con trước khi đi chợ, đi làm lại qua đây dành 15 - 30 phút đọc báo, tạp chí. Ngoài các thông tin tình hình trong tỉnh, trong nước, quốc tế, nhân dân quan tâm nhiều đến các bài viết cập nhật các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật mới, nhất là tiếp thu những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương khác.
Thời gian tới, Đảng bộ huyện Tân Lạc chủ trương tăng cường hơn nữa việc thực hiện Chỉ thị số 35, Kết luận số 102 của BTV Tỉnh ủy; đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan chức năng từ huyện đến cơ sở để mở rộng diện phát hành và nâng cao chất lượng công tác phát hành. Chỉ đạo các cấp ủy Đảng định kỳ hàng năm rà soát lại việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng. Tranh thủ nguồn lực từ xã hội hóa để hỗ trợ kinh phí cho những địa phương khó khăn mua báo, tạp chí, xây dựng phong trào đọc và làm theo báo Đảng trở thành nền nếp trong sinh hoạt chi bộ và hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Hải Yến
Bài 3 - Cần lắm một "Hội nghị Diên Hồng” cho ngành Giáo dục
(HBĐT) - "Sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 xảy ra tại Hòa Bình làm những người nặng lòng với ngành Giáo dục thấy đau đớn và xót xa. Nhưng không phải vì thế mà ngồi đây than vãn với nhau. Bây giờ, cần phải biết xốc lại. Phải biết "đau”, biết chấp nhận cái "đau” đấy để thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục (CLGD) của tỉnh” - từng là lãnh đạo cao nhất, luôn trăn trở với những thăng trầm của giáo dục Hòa Bình, bà Nguyễn Thị Lợi, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh trải lòng.
Bài 2 - Phía sau những con số "đẹp”
(HBĐT) - Trước những băn khoăn về con số đánh giá về chất lượng giáo dục (CLGD) hiện nay, tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đồng chí Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT đã giải trình, làm rõ nhiều vấn đề liên quan. Tuy nhiên...
Bài 1 - Những con số "biết nói”
(HBĐT) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển KT-XH. Đây cũng là một trong những mục tiêu trọng yếu trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Do vậy, những năm qua, công tác GD&ĐT được tỉnh đặc biệt quan tâm, đầu tư phát triển toàn diện, nhằm hướng tới xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ yêu cầu phát triển của địa phương. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, chất lượng GD&ĐT của tỉnh có đạt được những mục tiêu, yêu cầu đề ra?
(HBĐT) - Đầu năm 2019, Đảng ủy xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) đã ban hành quyết định giải thể 6 chi bộ nông thôn và ra quyết định thành lập 3 chi bộ mới tại các xóm thực hiện sáp nhập. Sau 10 tháng đi vào hoạt động, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Tâm đánh giá: Đội ngũ cấp ủy viên và đảng viên các chi bộ đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao; xây dựng được khối đoàn kết tại các xóm sau sáp nhập; giải quyết tốt các vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở.
(HBĐT) - Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI xác định cải cách hành chính (CCHC) là 1 trong 3 chiến lược đột phá để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Ngày 13/5/2016, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 05 về đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, trong đó cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả giải quyết các TTHC được xem là một trong những giải pháp quan trọng góp phần CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công vụ.
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 129-KH/TU, ngày 6/2/2018 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 18, 19 của BCH T.Ư Đảng về "một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”; "đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị công lập”.