Sáng 1/4,tại Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, trong việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Để xây dựng được hệ thống thang bảng lương thì việc quan trọng phải hoàn thành xây dựng vị trí việc làm.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN

Thông tin được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi khai mạc phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Trong 2 ngày, dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào 2 nhóm vấn đề, trong đó thảo luận các dự án luật sẽ được trình xem xét lần đầu tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với 10 dự án luật trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 để xem xét lần đầu.  

Đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có đủ hồ sơ đưa vào xem xét 5 dự án luật tại Phiên họp chuyên đề pháp luật lần này, gồm: Luật Công chứng sửa đổi; Luật Công đoàn sửa đổi; Luật Phòng chống mua bán người sửa đổi; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi. Và lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về Luật Phòng không nhân dân.

Với Luật Phòng không nhân dân, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là dự án luật hoàn toàn mới để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, được thông qua tại Nghị quyết 44 năm 2023 tại Hội nghị Trung ương 8. Các dự án luật đều trải qua quy trình và xem xét thông qua tại 2 kỳ họp.

Với dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo Nghị quyết 41 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật và pháp lệnh năm 2024 có kết luận: Trường hợp dự án luật này được chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt được sự đồng thuận cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 theo quy trình một kỳ họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội, từ 1/7/2024, thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Nội hàm cơ bản cải cách lần này là trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ và chức danh cán bộ lãnh đạo. Để xây dựng được hệ thống thang bảng lương việc quan trọng là phải xây dựng được vị trí việc làm. 

Nhấn mạnh phạm vi của Nghị quyết là khá rộng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, theo phân công, Đảng Đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải xem xét quy định vị trí việc làm đối với các chức danh này. Quá trình xây dựng vị trí việc làm tiến hành khá lâu, đến năm 2021 cơ bản các cơ quan, đơn vị đã hoàn thành, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Từ nay đến thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương không còn dài, chỉ còn 3 tháng nữa phải hoàn thành, và đây là việc hết sức quan trọng.  

Sau phiên họp chuyên đề pháp luật này, khả năng Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn họp tiếp trong tháng 4 và tháng 5 để xem xét một số dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, bên cạnh các phiên họp thường kỳ.

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội một lần nữa đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội cùng với Hội đồng Dân tộc và các ủy ban tăng cường phối hợp với cơ quan trình để sớm có tài liệu phục vụ các phiên họp, vì thời gian không còn nhiều.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

Sáng 3/5, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy.

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Ngày 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội đã ban hành Thông báo số 3568/TB-TTKQH thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục