Sáng 9-11, với 428/438 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính năm năm, trong đó, có nội dung mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020.
Không tăng trần nợ công vượt quá 65% GDP
Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 khoảng 6.864 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1,65 lần so với giai đoạn 2011-2015; bảo đảm tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước không thấp hơn 23,5%GDP; trong đó thuế, phí, lệ phí khoảng 21%GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 84-85% tổng thu ngân sách nhà nước.
Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tích cực. Tổng chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 khoảng 8.025 nghìn tỷ đồng, trong đó, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 25-26% tổng chi ngân sách nhà nước; giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64% tổng chi ngân sách nhà nước. Ưu tiên đảm bảo chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia.
Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tối đa khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ là 260 nghìn tỷ đồng (bao gồm 60 nghìn tỷ đồng còn lại của giai đoạn 2014-2016), từ nguồn vốn ngoài nước là 300 nghìn tỷ đồng, từ nguồn bán bớt phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp là 250 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả 10 nghìn tỷ đồng dự kiến bù hụt thu ngân sách trung ương năm 2015 nhưng chưa sử dụng).
Phân bổ 1.800 nghìn tỷ đồng, dành 10% dự phòng chưa phân bổ để xử lý rủi ro về thu và các yêu cầu cấp bách về đầu tư trong điều hành. Căn cứ tình hình thực tế, số bố trí chi đầu tư phát triển sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 không quá 3,9% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương không quá 3,7% GDP và bội chi ngân sách địa phương không quá 0,2% GDP. Phấn đấu giảm mạnh bội chi ngân sách nhà nước để đến năm 2020 không quá 3,5% GDP, nhằm thực hiện cân đối ngân sách nhà nước tích cực, bảo đảm nợ công trong giới hạn cho phép.
Bảo đảm an toàn nợ công, với mục tiêu: Nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm.
Thực hiện cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước
Về một số nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết nêu rõ, tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế tài chính và cơ chế tài chính quốc gia nhằm tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Thực hiện cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước bảo đảm theo mục tiêu, định hướng đã đề ra. Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong thu, chi ngân sách nhà nước. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để chống thất thu, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, chống thất thoát, lãng phí trong chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong chi đầu tư xây dựng cơ bản. Tích cực đôn đốc, xử lý nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước để giảm tối đa nợ đọng thuế. Xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, thu, chi ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và đơn vị trong việc quản lý ngân sách nhà nước. Kiên quyết cắt giảm những khoản chi đã có trong dự toán nhưng không cần thiết, chậm triển khai; hạn chế chuyển nguồn đến ngày 31-12 hằng năm để kiểm soát chặt chẽ bội chi, trần nợ công hằng năm.
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công, đặc biệt là đẩy nhanh lộ trình thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công tiến tới tính đủ chi phí, góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị; có lộ trình thực hiện giá thị trường đối với giáo dục, y tế gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội và hộ nghèo…
Đẩy mạnh việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu việc thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu, quản lý vốn nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ hoặc nắm quyền chi phối theo cơ chế thị trường đảm bảo tối đa hóa lợi ích của Nhà nước và người dân.
Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ chính quyền địa phương; bố trí nguồn đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Huy động trái phiếu Chính phủ bảo đảm tỷ lệ phát hành trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ năm năm trở lên tối thiểu 70% tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành, để đáp ứng nhiệm vụ huy động cho ngân sách, đồng thời bảo đảm mục tiêu kéo dài kỳ hạn danh mục nợ và quản lý được rủi ro.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, bảo hiểm và dịch vụ kế toán, kiểm toán... Bên cạnh việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài chính quốc gia thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia.
TheoNhandan
Chiều 8-11, với 82,39% đại biểu tán thành, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, giai đoạn 2016-2020.
(HBĐT)-Sáng 8/11, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016, định hướng năm học 2016 - 2017 và công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập trường. Cùng dự có các đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, UVTV Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Hòa Bình đạt 2 giải A tại liên hoan âm nhạc khu vực Tây Bắc năm 2016. Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và hội chợ vùng Tây Bắc diễn ra từ ngày 13 - 20/11. Bộ CHQS tỉnh tổ chức hội thi cán bộ làm công tác chính sách giỏi năm 2016. Triển vọng mô hình trồng rau trái vụ tại các xã vùng cao Tân Lạc. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,2% so với tháng trước
(HBĐT) - Sáng ngày 8/11, BCĐ thực hiện QCDC tỉnh tiến hành kiểm tra việc thực hiện QCDC năm 2016 tại Văn phòng UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ thực hiện QCDC tỉnh làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn kiểm tra có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 99 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2016), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho 305 đảng viên.
Chiều 7-11, với 420/428 đại biểu đồng ý, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.