(HBĐT) - Hỏi: Khi xem xét trách nhiệm của chi bộ trong việc thi hành kỷ luật oan, sai đối với đồng chí X. có đảng viên nêu ý kiến: Đồng chí và một số đồng chí nữa không phải chịu trách nhiệm về việc chi bộ quyết định kỷ luật oan, sai đối với đồng chí X. vì khi chi bộ bỏ phiếu quyết định kỷ luật đối với đồng chí X. đồng chí và một số đồng chí khác đã bỏ phiếu “không kỷ luật” nhưng vì khi bỏ phiếu lần 2 để quyết định hình thức kỷ luật cụ thể thì trong mẫu phiếu chỉ có các hình thức kỷ luật, bắt buộc phải chọn một hình thức kỷ luật, không có nội dung “không kỷ luật” để đánh dấu (như khi bỏ phiếu biểu quyết lần một). Vậy, ý kiến nêu trên của đảng viên là đúng hay sai?
Trả lời: - Khoản 5, Điều 9, Điều lệ Đảng khóa XI quy định: “Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số”.
- Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 38, Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 1/11/2011 của BCH T.ư khóa XI quy định: “Việc biểu quyết đề nghị kỷ luật hoặc biểu quyết quyết định kỷ luật phải bằng phiếu kín. Sau khi xem xét, kết luận, tổ chức Đảng phải biểu quyết bằng phiếu kín việc có kỷ luật hay không kỷ luật. Nếu kết quả biểu quyết không kỷ luật thì phải báo cáo tổ chức Đảng cấp trên. Trường hợp kết quả biểu quyết đến mức phải thi hành kỷ luật cụ thể. Trường hợp biểu quyết không có hình thức kỷ luật nào có đủ đa số phiếu theo quy định thì báo cáo đầy đủ hồ sơ để tổ chức Đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Quyết định của cấp có thẩm quyền phải được chấp hành nghiêm chỉnh”.
Theo các quy định trên, việc bỏ phiếu quyết định kỷ luật hay không kỷ luật đối với đảng viên vi phạm là thể hiện ý chí của tổ chức Đảng về việc có hay không xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm. Sau khi bỏ phiếu lần thứ nhất, có trên một nửa số thành viên của tổ chức Đảng (chi bộ) nhất trí cần phải có kỷ luật đối với đảng viên vi phạm thì lần bỏ phiếu biểu quyết tiếp theo có ý nghĩa xác định một hình thức kỷ luật cụ thể. Trong trường hợp này, yêu cầu thành viên trong cấp ủy, ủy ban kiểm tra, chi bộ chấp hành kết quả bỏ phiếu lần thứ nhất phải bỏ phiếu cho một hình thức cụ thể theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đồng chí và một số đồng chí khác bỏ phiếu lần thứ nhất biểu quyết quyết định “không kỷ luật” đối với đồng chí X. là ý kiến thuộc về thiểu số, đồng chí và một số đồng chí khác có cùng ý kiến được quyền bảo lưu ý kiến của mình nhưng vẫn phải chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc biểu quyết quyết định lần 2 để chọn một hình thức kỷ luật cụ thể.
Trách nhiệm của đồng chí và một số đảng viên khác trong việc thi hành kỷ luật oan, sai đối với đồng chí X. sẽ được cấp ủy có thẩm quyền căn cứ vào ý kiến của cá nhân đồng chí và các đồng chí khác đã phát biểu trước khi bỏ phiếu biểu quyết quyết định kỷ luật đối với đồng chí X. để xem xét, cân nhắc và quyết định phù hợp với tính hình thực tế.
Hoàng Nam An
(UBKT Tỉnh uỷ)
(HBĐT) - Ngày 24/2, UB MTTQ tỉnh phối hợp với Quỹ Ôtrây lia vì nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) tổ chức hội thảo tổng kết và chia sẻ thúc đẩy hoạt động lập kế hoạch và giám sát kế hoạch hàng năm của Ban giám sát đầu tư cộng đồng và Ban thanh tra nhân dân. Dự và chủ trì hội thảo có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, TVTU, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh Điện Biên, Bắc Kạn, Quỹ AFAP và các trưởng, phó Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng các xã: Tân Mỹ, Mỹ Thành, Văn Sơn (Lạc Sơn); Toàn Sơn, Hiền Lương (Đà Bắc); Đồng Tâm, An Bình, Lạc Long (Lạc Thuỷ).
(HBĐT) - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 25 ngày 15/2/2017 về triển khai cuộc thi viết, sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Sáng 23-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) chủ trì cuộc họp của Hội đồng đánh giá công tác thi đua - khen thưởng (TĐ-KT) năm 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. Cùng dự, có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Hội đồng; Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp.
(HBĐT) - LTS: Bằng tinh thần anh dũng, kiên cường, dưới cờ Đảng, quân và dân tỉnh Hòa Bình đã đoàn kết một lòng góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng trong Chiến dịch Hòa Bình vào mùa xuân năm 1952. Nhân kỷ niệm 65 năm giải phóng tỉnh Hòa Bình, Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh về ý nghĩa lịch sử của chiến công này. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh sẽ làm gì để đưa Hòa Bình tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường đổi mới và phát triển.
(HBĐT) - Ngày 22/2, tại huyện Lạc Thủy, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác quý I, năm 2017. Dự hội nghị có lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Ban chỉ đạo 800 tỉnh, Thường trực Huyện ủy Lạc Thủy và đại diện lãnh đạo Hội LHPN các huyện, thành phố.