Sáng 19-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với T.Ư Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) Việt Nam. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan T.Ư. Hiện nay, Hội CTÐ Việt Nam được tổ chức theo bốn cấp từ T.Ư đến cơ sở với hơn 14 nghìn cán bộ, 4,5 triệu hội viên, 358 nghìn tình nguyện viên, 3,4 triệu thanh, thiếu niên CTÐ, hoạt động tại gần 17 nghìn tổ chức Hội cơ sở.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu Hội Cựu giáo chức Việt Nam. Ảnh: TRẦN HẢI

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao kết quả tích cực mà Hội CTÐ Việt Nam, các Hội cơ sở đạt được thời gian qua. Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Hội làm rõ hơn định hướng hoạt động; tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong hoạt động nhân đạo, tiếp tục cùng cả nước bảo đảm an sinh xã hội; tập trung đẩy mạnh các hoạt động CTÐ theo quy định; tiếp tục tổ chức các cuộc vận động, phong trào cụ thể hướng về cơ sở, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Thủ tướng cho rằng, chính các hoạt động của Hội góp phần nâng cao ý thức, lòng nhân ái tốt đẹp trong xã hội. Chúng ta chia sẻ khó khăn trong xã hội, có hình thức hỗ trợ kịp thời của cả Nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Xã hội chúng ta hiện nay rất quan tâm hoạt động cứu trợ nhân đạo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai... Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, hoạt động nhân đạo ở một số nơi vẫn còn tự phát, chưa được quản lý tốt, chồng chéo, hiệu quả chưa cao. Thủ tướng đề nghị Hội CTÐ Việt Nam chú ý nắm bắt tình hình, có thông tin hướng dẫn, có địa chỉ nhân đạo để hỗ trợ đúng đối tượng; cần nghiên cứu đề xuất cơ chế, thể chế cụ thể để nâng cao vai trò hoạt động của Hội; có cơ chế huy động nhiều nguồn lực trong xã hội phục vụ công tác nhân đạo. Tiếp tục đổi mới tổ chức, bảo đảm hoạt động tinh gọn, hiệu quả; quan tâm phát triển hệ thống Hội CTÐ cơ sở, chú trọng các "đầu tàu", đội ngũ tình nguyện viên, có quy chế cho từng đối tượng hoạt động. Tổ chức tốt các cuộc diễn tập cứu nạn. Hội cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường đối ngoại nhân đạo, thu hút sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; có trách nhiệm tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả các thảm họa trên thế giới một cách phù hợp. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho Hội CTÐ Việt Nam phát huy vai trò, thuận lợi trong hoạt động.

Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số kiến nghị, đề xuất của T.Ư Hội CTÐ Việt Nam.

Sáng cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Hội Cựu giáo chức Việt Nam. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một một số bộ, ngành, cơ quan T.Ư.

Kể từ khi được thành lập vào tháng 7-2004 đến nay, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã tập hợp được hơn 600 nghìn nhà giáo đã công tác trong ngành tại 60 trong số 63 tỉnh, thành phố và các trường đại học; giúp đỡ các nhà giáo gặp khó khăn về kinh tế và bệnh tật thông qua "Quỹ tình nghĩa nhà giáo"; vận động các nhà giáo tư vấn, phản biện các chủ trương của Ðảng và chính sách của Nhà nước về giáo dục, đồng thời có những hoạt động vận động hỗ trợ trường học, học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc...

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, đề xuất với Ðảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT). Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ lắng nghe những ý kiến này, coi đây là kênh quan trọng trong chính sách phát triển giáo dục của đất nước, nhất là chính sách, chế độ đối với các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy ở các trường hoặc đã về hưu. Thủ tướng bày tỏ và mong muốn Hội tiếp tục hoạt động tích cực, có nhiều đóng góp, thực hiện tốt mục tiêu phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, năng lực trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo, góp phần thực hiện chiến lược phát triển GD-ÐT, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD-ÐT theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư.

Thủ tướng đề nghị Bộ GD-ÐT, các bộ, ngành liên quan và các địa phương quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động của Hội Cựu giáo chức Việt Nam thiết thực, hiệu quả cao hơn; có cơ chế thích hợp để lắng nghe nhiều hơn các ý kiến đóng góp quý báu cho ngành giáo dục. Bộ GD-ÐT tiếp tục chỉ đạo toàn ngành thực hiện tốt, hiệu quả việc phối hợp với Hội thực hiện "4 cùng": cùng đánh giá thực tiễn và chất lượng giáo dục; cùng bàn giải pháp đổi mới; cùng tổ chức một số hoạt động; cùng chăm lo đời sống đội ngũ nhà giáo đương chức và về hưu. Nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, Thủ tướng cho rằng, muốn xã hội phát triển thì không chỉ xóa đói giảm nghèo nhanh mà cần bền vững, một yếu tố nhờ vào giáo dục. Chân, thiện, mỹ hay ý thức con người đều từ giáo dục. Thủ tướng cho rằng, nếu không quan tâm đặc biệt đội ngũ thầy giáo, cô giáo thì đổi mới giáo dục sẽ không thành công.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến xử lý, giải quyết các kiến nghị của Hội Cựu giáo chức Việt Nam, trong đó có một số chế độ, chính sách đối với giáo viên.

 

                                                     TheoNhandan

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục