(HBĐT) - Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các sở ngành chức năng, chính quyền các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã bám sát hiện trường, khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống người dân bị ảnh hưởng của thiên tai mưa lũ.


Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các ngành chức năng đến hiện trường xóm Cơi, xã Suối Nánh, huyện Đà Bắc trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ.

 

Đợt mưa lũ lịch sử, kinh hoàng đã để lại hậu quả hết sức nặng nề cho sản xuất và cuộc sống người dân. Hàng chục hộ mất người thân. Hàng trăm hộ mất nhà, mất cửa. Hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng, mất nhà mất cửa, mất ruộng vườn phải di chuyển tránh sụt đất, đá lở, đá lăn. Hàng trăm hộ dân sống trong cảnh tạm bợ thiếu thốn đủ bề. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục bị phá hủy nghiệm trọng, nhiều khu vực bị cô lập tiếp cận khó khăn. Hầu hết diện tích lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, gần 1 vạn ha lúa hoa màu bị thiệt hại hại hoàn toàn. Ước tính tổng thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng và còn phải rất lâu mới khắc phục được.

 Trước hậu quả nghiêm trọng do mưa lũ gây ra, căn cứ vào tình hình thực tế, với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo kịp thời khắc phục hậu quả của mưa lũ, cử các đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và chính quyền các địa phương bám sát cơ sở, trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm, thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân; chỉ đạo di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; huy động tổng lực các lực lượng giúp đỡ, trích ngân sách dự phòng hỗ trợ các gia đình có người bị chết và thiệt hại khắc phục hậu quả. Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời ban hành các công điện khẩn chỉ đạo các ngành, địa phượng chủ động ứng phó với mưa lũ. Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định Quyết định số 1946/QĐ-UBND ngày 11/10, công bố tình trạng khẩn cấp do thiên tai, mưa lũ trên địa bàn; tiếp đến là Quyết định số 1971/QĐ-UBND ngày 11/10/2017, công bố tình trạng khẩn cấp thiên tai sạt lở đất do ảnh hưởng mưa lớn gây ra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Thành lập các đoàn kiểm tra đánh giá sạt lở, sụt lún đất trên địa bàn. Đồng thời UBND tỉnh đã ban hành trên 10 văn bản, trong đó chỉ đạo, đôn đốc thực hiện biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng các ngành chức năng bám sát hiện trường tại những khu vực thiệt hại nặng nề nhất để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai mưa lũ. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp kiểm tra, hiện trường chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại những địa bàn trọng điểm nguy cơ cao của thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo công tác khắc phục sạt lở, tìm kiếm nạn nhân bị đất đá vùi lấp tại xóm Khanh, xã Phú Cường, Tân Lạc. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ tại huyện Tân Lạc và Đà Bắc. Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng trực tiếp đến những khu vực trọng điểm cấp bách để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ. Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị với sự tham gia, các ngành chức năng, lực lượng công an, quân sự, đơn vị, chính quyền các địa phương doanh nghiệp để khắc phục nhanh nhất hậu quả mưa lũ. Hàng ngàn cán bộ chiến sỹ được huy động tìm kiếm nạn nhận, di dời người dân đến nơi an toàn. Hàng chục máy móc được huy động khắc phục sạt lở, ắch tắc tiếp cận những khu vực bị cô lập. Các doanh nghiệp đã thể hiện vai trò, trách nhiệm với cộng đồng khi huy động tối đa máy móc vật tư khắc phục thiệt hại do mưa gây ra, đặc biệt tại các điểm sạt lở Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi, Mai Châu; một số điểm ngập lụt tại Lương Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy, thành phố Hòa Bình nước đã rút, chính quyền địa phương đang hỗ trợ nhân dân tu sửa nhà cửa, ổn định đời sống.

UBND tỉnh đã hỗ trợ 5 triệu đồng/người chết và mất tích, hỗ trợ 2 huyện Tân Lạc, Đà Bắc mỗi huyện 1 tỷ đồng để khắc phục thiên tai. Đồng thời chỉ đạo Sở Tài chính tạm ứng ngân sách tỉnh số kinh phí 4 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục sạt lở các tuyến đường giao thông, tạm ứng 12 tỷ để hỗ trợ 180 hộ di dân tái định cư tại huyện Đà Bắc. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã quyết định hỗ trợ 2,3 tỷ đồng cho 11 huyện, thành phố trong tỉnh để khắc phục thiệt hại thiên tai. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh bạn đã lên thăm hỏi động viên các hộ gia đình bị thiệt hại, đồng thời hỗ trợ tiền, hàng, nhu yếu phẩm, vật tư, các công trình công cộng...

Công tác khắc phục hậu quả mưa lũ diễn ra khẩn trương và hiệu quả. Công Việc tìm kiếm thi thể các nạn nhân bị vùi lấp bàn cơ bản hoàn tất. Đối với các hộ dân phải di dời, hiện nay 100% số hộ đã được bố trí chỗ ở tạm thời, được cung cấp thuốc men, lương thực, thực phẩm, quần áo và các nhu yếu phẩm khác đảm bảo nhân dân không bị đói, bị rét. Đối với các hộ dân phải di dời do ngập lụt, sau khi nước rút đã được hỗ trợ để dọn dẹp nhà cửa, tiến hành tiêu độc khử trùng để trở về nơi ở cũ. Tỉnh đang khảo sát đánh giá tình trạng sạt lở để triển khai các biện pháp ổn định dân cư trước mắt cũng như lâu dài cho người dân. Đến nay, đã khắc phục bước đầu khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra cho kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, thủy lợi. Bước đầu gia cố các công trình thủy lợi bị sự cố, đảm bảo an toàn cho công trình. Đến nay cơ bản thông xe các tuyến giao thông quan trọng để tiếp cận và hỗ trợ đồng bào bị cô lập, còn nhiều khó khăn...


                                                                                   PV


Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục