Bài 2: Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân
(HBĐT) - Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực tế cũng bộc lộ những hạn chế và đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.

Chi bộ xóm Dụ 5 được Đảng ủy xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) đánh giá là một trong những chi bộ tiêu biểu của Đảng bộ xã, nhiều năm đạt trong sạch, vững mạnh. Bí thư chi bộ Cao Đình Thọ cho biết: Với 22 đảng viên, chi bộ duy trì sinh hoạt đều đặn hằng tháng theo Hướng dẫn số 09 và thường tổ chức vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật để các đảng viên tham dự được đông đủ. Tuy nhiên, vấn đề mới nảy sinh và đang đặt ra là thường xuyên có 4 - 5 đảng viên trẻ đi làm ăn xa ở các tỉnh khác. Khi sinh hoạt, bí thư có gọi điện thông tin nhưng các đồng chí đó không về được, chỉ dự 1 - 2 lần sinh hoạt/năm. Việc đánh giá, xếp loại đảng viên này cuối năm chi bộ cũng băn khoăn nhưng thường vẫn xếp mức hoàn thành nhiệm vụ. Một số đảng viên là công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn xã có lúc cũng không tham gia sinh hoạt được với lý do là phải làm việc cả ngày thứ bảy, chủ nhật. Số đảng viên còn lại chủ yếu làm nông nghiệp, người cao tuổi, bản thân tôi cũng đã 60 tuổi và thâm niên hơn 10 năm làm bí thư.

Xã Hang Kia (Mai Châu) nơi gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông được biết đến là điểm nhức nhối về nạn buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên tuyến Tây Bắc. Một số đảng viên tại các chi bộ xóm thuộc Đảng bộ xã cũng vi phạm pháp luật. Đồng chí Khà A Lau, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Đảng bộ có 10 chi bộ, trong đó 5 chi bộ xóm. Chi bộ xóm Hang Kia được đánh giá là mạnh nhất Đảng bộ xã cũng mới thực hiện được 10 - 11 kỳ sinh hoạt/năm. Các chi bộ xóm khác chỉ thực hiện được 8 - 9 kỳ/năm, việc sinh hoạt chuyên đề gần như chưa thực hiện được. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của chi bộ xóm còn hạn chế. Chi bộ xóm Thung Mài mới có 5 đảng viên, trong đó có 1 đảng viên là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã sinh hoạt tại chi bộ cơ quan xã được tăng cường về. Từ đầu năm 2017 đến nay có 1 đảng viên tại chi bộ xóm Thung ẳng bị bắt về tội vận chuyển trái phép chất ma túy; 1 đảng viên tại chi bộ xóm Thung Mài vi phạm chính sách dân số, sinh con thứ 3. Các năm trước cũng có tình trạng đảng viên vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, có trường hợp bị kết án tử hình. Vấn đề nắm bắt tình hình, quản lý, giáo dục đảng viên ở một số chi bộ còn hạn chế, khi đảng viên bị lực lượng công an bắt bí thư chi bộ mới biết. Từ tình hình thực tế, trong năm 2016, Đảng bộ xã đã ban hành 3 nghị quyết chuyên đề về phòng chống ma túy, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, tảo hôn và triển khai đến các chi bộ thực hiện.

Qua tìm hiểu thực tế, chi bộ khu dân cư (thôn, xóm, bản, tổ dân phố) là loại hình chi bộ chiếm phần lớn số chi bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh (chiếm 50,8% số chi bộ và 58,3% số đảng viên). Tuy nhiên, chất lượng sinh hoạt chi bộ yếu hơn các loại hình khác. Là "mắt xích” gần dân nhất nhưng chi bộ xóm, thôn, bản lại có tính đặc thù. Đa số đảng viên là nhân dân lao động, cán bộ nghỉ hưu, trình độ, nhận thức, hiểu biết không đồng đều. Vì mưu sinh nên không ít đảng viên trong độ tuổi lao động đi làm tại các tỉnh khác, đi xuất khẩu lao động, "cuối sông” khó có thể lo được việc "ngọn nguồn”. Trong khi đó, nơi đảng viên đến làm việc, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có tổ chức đảng để đảng viên sinh hoạt. Số đảng viên còn lại địa phương chủ yếu là người cao tuổi. Thanh niên thì thoát ly khỏi địa phương nên nhiều chi bộ lâm vào cảnh "già hóa” và "cạn” nguồn phát triển đảng viên. Chất lượng sinh hoạt chi bộ vì thế cũng bị giảm. Bí thư Đảng ủy xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) Bùi Văn Khoa lo ngại: Chi bộ nông thôn giờ chủ yếu là người cao tuổi, có chi bộ số đảng viên 55 tuổi trở lên chiếm 50%, thậm chí 2/3. Thanh niên ly hương đi làm ăn. nếu cứ đà này, khoảng 7 năm nữa chi bộ nông thôn sẽ khó có thể kết nạp được đảng viên mới.

ở Đảng bộ xã Hào Lý (Đà Bắc) có 7 chi bộ chỉ có bí thư, không có ban chi ủy do số đảng viên ít. Chất lượng đội ngũ cấp ủy cũng đáng lưu tâm. Bí thư Đảng ủy xã Hào Lý Đinh Văn Thủy trăn trở: Chất lượng sinh hoạt chi bộ xóm tuy được nâng cao hơn trước nhưng vẫn còn hạn chế do năng lực đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ ở một số chi bộ có hạn. Còn người trình độ cấp tiểu học đảm nhiệm những vị trí đó nhưng không có người thay. Có những việc Đảng ủy đã hướng dẫn nhiều lần nhưng cấp ủy vẫn loay hoay.

Những khó khăn đối với loại hình chi bộ khu dân cư đã ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt chi bộ. Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị nhưng việc đề ra chủ trương và giải pháp để lãnh đạo phát triển KT-XH chi bộ gặp không ít khó khăn. Nhiều chi bộ lúng túng trong sinh hoạt, nội dung chủ yếu chỉ quán triệt, triển khai nhiệm vụ của cấp trên. Nhiều đồng chí ngại sinh hoạt chi bộ, thậm chí có đồng chí bàng quan với tình hình địa phương. Việc xây dựng và ban hành quy chế làm việc ở một số chi bộ chưa sát với thực tế, phân công nhiệm vụ trong cấp ủy chưa rõ ràng, sinh hoạt định kỳ chưa đều, nội dung chậm đổi mới. Nhiều vấn đề trọng tâm, bức xúc đưa ra nhưng không được thảo luận kỹ, kết luận không rõ ràng.

Đối với loại hình chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, sinh hoạt chi bộ thường nặng bàn về công tác chuyên môn, ít bàn về công tác xây dựng chi bộ, nhất là công tác chính trị tư tưởng. Thậm chí có những nơi sau khi họp cơ quan xong thì tranh thủ họp chi bộ hoặc lồng ghép họp chi bộ với họp phòng. Đáng chú ý, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình ở một số đảng viên chưa cao, còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm, nhất là việc góp ý, phê bình đối với lãnh đạo.

Thời gian qua đã có nhiều trường hợp lãnh đạo cơ quan vi phạm quy định bị thi hành kỷ luật như đồng chí Lê Xuân Huynh, Bí thư Đảng ủy xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) nhiệm kỳ 2010 - 2015 bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; đồng chí Nguyễn Đức Thọ, nguyên quyền Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đà Bắc bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; đồng chí Đinh Công Cảnh, nguyên Tỉnh ủy viên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo... Những trường hợp như trên được UBKT Đảng các cấp chỉ rõ chứ không phải được góp ý, phát hiện, nêu ra từ sinh hoạt chi bộ.

Đối với chi bộ trong lực lượng vũ trang, công tác quản lý cán bộ, chiến sĩ có lúc chưa sát sao dẫn đến vi phạm kỷ luật đơn vị, vi phạm pháp luật. Với chi bộ trong các loại hình doanh nghiệp, nội dung sinh hoạt chưa phong phú, chưa thực hiện tốt việc thông tin tình hình thời sự cho đảng viên. Nhiều chi bộ chưa tổ chức được sinh hoạt chuyên đề. Một số chi bộ còn nhầm lẫn giữa sinh hoạt đảng với triển khai đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/W, BTV Tỉnh ủy đã chỉ ra những hạn chế: Một số cấp uỷ cơ sở chưa quan tâm đúng mức công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Tính định hướng, tính chiến đấu, tính giáo dục thuyết phục chưa cao, chưa có biện pháp kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh, xử lý những đảng viên vi phạm. Có chi bộ tổ chức sinh hoạt chưa bảo đảm thời gian, số kỳ theo quy định hoặc chưa bài bản, còn lúng túng trong điều hành, chưa thể hiện được vai trò của bí thư, chi ủy. Số đảng viên tham gia đóng góp ý kiến chưa nhiều, tinh thần phê bình và tự phê bình chưa cao. Sinh hoạt chuyên đề chưa lựa chọn được nội dung phù hợp, nội dung chưa được cụ thể hóa vào từng việc làm cụ thể của đảng viên. Còn tình trạng đảng viên trong sinh hoạt làm việc riêng, không tham gia ý kiến, đảng viên tự ý bỏ sinh hoạt dẫn đến phải xóa tên. Có chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viên mới, trong tỉnh còn 1 xóm "trắng” tổ chức Đảng…

Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm đó được BTV Tỉnh ủy xác định do việc quán triệt, học tập và thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của T.ư, tỉnh về sinh hoạt chi bộ chưa thực sự được coi trọng, còn hình thức, chung chung, chưa cụ thể hoá để thực hiện ở đơn vị mình. Một số cấp uỷ cơ sở chưa xác định vị trí then chốt của tổ chức cơ sở Đảng, chi bộ đảng cũng như vai trò của công tác xây dựng Đảng. Việc phân công công tác cho đảng viên ở các chi bộ nông thôn, khu dân cư, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa sát thực. Công tác quản lý, giám sát thiếu thường xuyên, còn hiện tượng dĩ hòa vi quý, ngại va chạm. Chất lượng đội ngũ cấp uỷ, bí thư chi bộ, nhất là khu vực nông thôn, doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao.(Còn nữa)

 Bài 3: Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng chi bộ

                                                                                 Cẩm Lệ

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục