Tham nhũng là hành vi "tự
diễn biến”, "tự chuyển hóa”
Tham nhũng vốn là vấn đề
nóng, nhức nhối của mọi quốc gia. Các ĐBQH cho rằng, tham nhũng ở nước ta đang
diễn biến ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi hơn, nhất là trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, đất đai, đầu tư công. Tham nhũng là hành vi "tự diễn
biến”, "tự chuyển hóa”, để lại hậu quả xã hội nghiêm trọng, gây tổn hại về kinh
tế, suy thoái đạo đức, lối trong xã hội. Trước thực trạng này, Đảng, Quốc hội,
Chính phủ đã vào rất quyết liệt với quyết tâm chính trị cao. Kết quả là nhiều
vụ án lớn về tham nhũng đã được xử lý nghiêm, thể hiện rõ quan điểm không
có vùng cấm trong phòng, chống tham nhũng. Việc làm này được cử tri,
nhân dân ủng hộ, góp phần củng cố niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước.
|
|
ĐBQH Cao Thị Giang (Quảng Bình)
|
Ảnh: Quang Khánh
|
Tuy nhiên, tham nhũng vẫn
chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đáng lưu ý, tham nhũng xảy ra nhiều ở những người
có chức, có quyền, lợi dụng quyền lực để mưu lợi lợi ích riêng, lợi ích nhóm. ĐBQH
Cao Thị Giang (Quảng Bình) chỉ rõ, tham nhũng xuất hiện dưới nhiều dạng
khác nhau, tham nhũng ở ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, các đoàn thanh
tra, kiểm toán.
Đi sâu phân tích nguyên
nhân vì sao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn yếu, chưa đồng bộ, ĐBQH
Trần Văn Mão (Nghệ An) cho rằng, phải chăng do đội ngũ cán bộ đảm
nhiệm công tác bảo vệ pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là khi đối tượng
phạm tội là những cá nhân, tổ chức có trình độ cao, đủ tinh vi, xảo quyệt để
che đậy hành vi của mình? Đặc biệt là vấn đề kê khai, giám sát tài sản của cán
bộ, cá nhân chưa góp phần giúp phát hiện phòng chống tham nhũng. Nhiều người
giữ chức vụ, nắm giữ cương vị lãnh đạo ở các cơ quan lại thường xuyên kê khai
tài sản không đúng, đến khi bị phát hiện, mới ngỡ ra họ có khối tài sản bất
thường, thậm chí khổng lồ, vi phạm quy định cán bộ công chức và những việc đảng
viên không được làm.
|
|
ĐBQH Trần Văn Mão (Nghệ An)
|
Ảnh: Quang Khánh
|
ĐB Trần Văn Mão cho biết
thêm, việc kê khai thu nhập, nhất là thu nhập ngoài lương, quà tặng, cảm ơn,
quà trao tay chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số thu nhập của cán bộ, công chức,
nhưng lại chưa được kiểm soát chặt chẽ và chưa có chế tài xử lý kê khai tài sản
không trung thực, không chứng minh được tài sản có nguồn gốc hợp pháp.
Thêm vào đó, những đối
tượng tham nhũng lại thường xuyên tẩu tán tài sản bằng cách để người thân, họ
hàng nắm lợi ích, đứng tên tài sản lớn, hoặc mua vàng, USD, đồ vật quý hiếm để
ẩn giấu. Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành lại chưa quy định cán bộ, công
chức phải công khai tài sản một cách rộng rãi, dễ dẫn đến khó đánh giá sự minh
bạch trong kê khai tài sản và biến động tài sản của cán bộ, công chức. Cùng
quan điểm ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị, việc kê khai
tài sản của cán bộ, công chức phải có trọng tâm, trọng điểm, không tràn lan,
tập trung ở những người có chức vụ, quyền hạn, người làm việc ở nơi nhạy cảm,
dễ xảy ra tham nhũng… Người kê khai tài sản phải chịu trách nhiệm chính về tính
trung thực của bản kê khai. Cơ quan chức năng phải thực hiện kiểm tra, thẩm
định rõ ràng, kịp thời phát hiện tài sản bất minh.
|
|
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)
|
Ảnh: Quang Khánh
|
ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh
Hóa) kiến
nghị, việc sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng lần này cần bổ sung quy định về
trách nhiệm giải trình tăng - giảm tài sản và các khoản giao dịch có giá trị
lớn của cán bộ, công chức. Bổ sung hình thức giải trình về nhà và xe đang sử
dụng, nhà và xe do vợ, con quản lý, tránh xảy ra sự né tránh bằng hình thức
"nhà thì ở nhờ, xe thì đi mượn, tiền thì đi vay”. Bên cạnh đó, để từng bước xử
lý tận gốc tham nhũng, Quốc hội, Chính phủ cần sớm đầu tư hạ tầng để cả nước
chuyển sang chế độ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, nhằm kiểm soát được
biến động của tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, bảo đảm "thật
- giả” đều bộc lộ dưới ánh sáng của công lý. Đây là giải pháp toàn diện góp
phần quản lý dòng tiền lưu thông.
Có hay không tham nhũng
trong bổ nhiệm cán bộ, công chức?
Một số ĐBQH cũng đặt câu
hỏi về có hay không tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức? Theo
đó, việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ mới chỉ dừng
lại ở việc luân chuyển cán bộ, công chức. Công tác luân chuyển được nhận xét là
cần thiết để phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, việc thực hiện ở một số bộ,
ngành địa phương lại chưa thường xuyên, kiểm tra, thanh tra lại thiếu và yếu.
Rõ ràng, có tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ, bởi lẽ, việc bổ nhiệm
cán bộ tuy "đúng quy trình” mà người tài, người có đức lại không được bổ nhiệm,
trong khi đó, một bộ phận cán bộ, công chức đạo đức kém hơn lại được bổ nhiệm
(?). Tai hại hơn, khi được bổ nhiệm họ lại có quyền rất lớn là "quyền hành dân
và hành doanh nghiệp”.
|
|
Toàn cảnh Phiên họp chiều
06.11
|
Ảnh: Quang Khánh
|
Trích dẫn câu nói của dư
luận "nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ”, ĐBQH Đặng
Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng, chạy chức, chạy quyền là một trong 6
bất an của xã hội. Một số ĐBQH cho rằng, ngoài "hậu duệ”, "tiền tệ”, "quan hệ”,
thì quy định về đánh giá cán bộ, công chức còn đang phụ thuộc lớn vào người
đánh giá. Nhiều ĐBQH cho rằng, trong trường hợp này, phòng chống tham nhũng rất
khó khăn, bởi phát sinh hai hành vi - đưa hối lộ và nhận hối lộ - và người đưa
và người nhận hối lộ lẽ nào "tự khai báo” về hành vi tham nhũng của mình?
Tới đây, phải chống cho
được tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ, bảo đảm phòng ngừa đội ngũ cán
bộ yếu kém "lọt” vào tổ chức, bộ máy và tránh phát sinh thế hệ "tham nhũng thứ
hai”, có ý kiến cho rằng, cần sớm sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, bổ sung
phương pháp đánh giá cán bộ, công chức trước khi bổ nhiệm. Theo đó, cần thực
hiện phép so sánh, lựa chọn trong 2 - 3 cán bộ nguồn (đã được quy hoạch). Việc
đánh giá phải tuân theo đúng tiêu chí, ai có ưu điểm hơn sẽ được bổ nhiệm,
tránh kẽ hở trong công tác bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, người không được bổ
nhiệm phải tự soi lại mình, xem còn yếu kém ở đâu để tự sửa chữa.
TheoDaibieunhandan