Hôm qua 20-11, kỳ họp thứ tư, Quốc hội (QH) khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc tại hội trường. Buổi sáng, QH thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển TP Hồ Chí Minh. Buổi chiều, QH nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và biểu quyết thông qua Luật này; thảo luận về dự án Luật Đo đạc và bản đồ (sửa đổi).


Đại biểu QH tỉnh Tuyên Quang phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường. Ảnh: ANH TUẤN

Tạo tiền đề và cơ sở để thành phố mang tên Bác vươn lên mạnh mẽ

Về cơ sở và sự cần thiết thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển TP Hồ Chí Minh, hầu hết các đại biểu QH phát biểu ý kiến cho rằng: Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp lớn cho sự phát triển của cả nước, chia sẻ những khó khăn chung với T.Ư và các địa phương. Tuy nhiên, vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đang chậm lại, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do sức ép quy mô dân số tăng nhanh, hạ tầng chậm cải thiện, tác động ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng lớn, khả năng thu hút vốn đầu tư giảm, cản trở sự phát triển bền vững của thành phố. Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp yêu cầu phát triển của TP Hồ Chí Minh.

Một số đại biểu đề nghị: Cơ chế, chính sách đặc thù thí điểm cho thành phố cần đặt trong tổng thể xu thế phát triển chung của cả nước, kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng, trên tinh thần thành phố vì cả nước và cả nước vì thành phố phát triển ngày càng văn minh, hiện đại; đồng thời, phù hợp khả năng nguồn lực của Nhà nước, huy động đa dạng các nguồn lực xã hội để tập trung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước giải quyết các khó khăn, thách thức, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của thành phố. Việc quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp thành phố có điều kiện huy động thêm nguồn lực để giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, cải thiện môi trường đầu tư,... tạo động lực cho thành phố tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn.

Vấn đề quản lý tài chính - ngân sách nhà nước tại Điều 5 của Nghị quyết được nhiều đại biểu QH quan tâm góp ý kiến. Theo các đại biểu, việc cho phép thành phố nghiên cứu thí điểm chính sách thu mới hoặc điều chỉnh các chính sách thu hiện hành sẽ có tác động đến một số doanh nghiệp và người dân, nhưng yêu cầu vẫn phải bảo đảm nguyên tắc không ảnh hưởng lớn đến sản xuất, lưu thông hàng hóa của thị trường cả nước. Chính sách về thuế, phí và lệ phí, đều theo hướng tăng lên và mở rộng, nhưng về thuế, Nghị quyết không giao cho TP Hồ Chí Minh quyết định tất cả mà thành phố sẽ là đơn vị soạn thảo, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ QH quyết định và chỉ thí điểm áp dụng trên địa bàn của thành phố, thí điểm về thuế tài sản vẫn do QH quyết định... Như vậy, những quy định này không trái với Hiến pháp năm 2013.

Tuy nhiên, đại biểu Mai Hồng Hải (Hải Phòng) cho rằng: Vấn đề quan trọng là tăng mức nào để không gây bất lợi về môi trường kinh doanh của thành phố so với các địa phương khác. Việc này chính TP Hồ Chí Minh sẽ phải cân nhắc khi xây dựng chính sách cụ thể về thuế. Các chính sách này cần triển khai theo hướng mở rộng đối tượng thu hơn là tăng tỷ lệ hoặc mức thu và cần tận dụng triệt để các loại thuế và lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố quy định tại Luật Phí và lệ phí. Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nêu ý kiến: Điều 5 của Nghị quyết cần bổ sung nguyên tắc về bảo đảm sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp, bởi việc điều chỉnh chính sách thuế, phí, lệ phí chắc chắn sẽ tác động tới nhiều tập thể, cá nhân, người dân, doanh nghiệp và muốn thành công thì cần phải có sự đồng thuận, ủng hộ, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang cần có những chính sách để khuyến khích khởi nghiệp. Do vậy, đòi hỏi phải triển khai chính sách này một cách thận trọng, chặt chẽ và nhất là phải minh bạch. Bên cạnh đó, cần đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng trước khi triển khai chính sách, tránh gây bức xúc và những phản ứng không đáng có từ phía người dân, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu ý kiến giải trình và làm rõ thêm những vấn đề được các đại biểu QH quan tâm, đặt ra. Đồng thời nêu rõ: TP Hồ Chí Minh đã và đang là một trung tâm kinh tế lớn nhất và mang ý nghĩa đầu tàu của cả nước. Về GDP của thành phố chiếm một phần năm GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cao gấp 1,6 lần so tốc độ của cả nước. Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn của thành phố chiếm một phần ba tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Thành phố có cơ cấu kinh tế hiện đại, 99% là khu vực công nghiệp và dịch vụ, như vậy thành phố phát triển nhanh hơn, sẽ đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và phát triển chung của cả nước. Việc QH ban hành Nghị quyết với nhiều cơ chế đặc thù, trong đó có tăng thuế, phí nhưng không có nghĩa thành phố sẽ thực hiện ngay việc tăng thuế mà phải xây dựng đề án cụ thể như là tăng ở thuế suất nào, tăng mức đối tượng chịu thuế, đánh giá đầy đủ các chính sách, tác động đến môi trường kinh doanh, đời sống người dân và tác động xã hội khác. Sau đó, báo cáo HĐND, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ QH và QH nếu cần thiết để xem xét quyết định.

Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ hiện đại

Đầu giờ làm việc buổi chiều, QH biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, với 436 đại biểu tán thành, bằng 88,8% tổng số đại biểu QH.

Tiếp đó, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đo đạc và bản đồ (sửa đổi). Các đại biểu Hứa Thị Hà (Tuyên Quang), Lê Minh Thông (Thanh Hóa) và nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo luật được xây dựng theo lối truyền thống, nhưng hiện nay, lĩnh vực đo đạc và bản đồ (ĐĐBĐ) liên quan chặt chẽ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều nội dung của ĐĐBĐ đã trở nên phổ thông, thí dụ: sử dụng phương tiện kết nối in-tơ-nét có thể biết vị trí rất chính xác, dùng thiết bị bay để chụp ảnh rõ nét khu vực địa lý, bằng công nghệ la-de có thể kiểm soát khoáng sản mà không phải khoan thăm dò rất tốn kém... Do đó, dự thảo luật cần chỉnh sửa theo hướng hiện đại để thích ứng với hoạt động có tính chuyên ngành và phù hợp thực tiễn. Bên cạnh đó, nội dung dự thảo luật liên quan nhiều luật đã ban hành, cần tiếp tục rà soát để tránh chồng chéo, bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước các hoạt động ĐĐBĐ, quy định hành lang pháp lý, chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu ĐĐBĐ quốc gia đồng bộ, hiện đại, bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, quản lý, giám sát tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.

Về phạm vi điều chỉnh, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) và một số đại biểu đề nghị, cần liệt kê đầy đủ phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật theo cách thể hiện của một số luật đã được QH ban hành gần đây, đồng thời bổ sung nội dung về sản phẩm, công trình, chất lượng, thông tin, dữ liệu không gian địa lý quốc gia ĐĐBĐ... Như vậy, khi ban hành luật bảo đảm đầy đủ, không chồng chéo các luật khác. Nhiều đại biểu tán thành nguyên tắc và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động ĐĐBĐ, nhưng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo luật cần quy định rõ hơn việc ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ ĐĐBĐ theo hướng tiên tiến, hiện đại, thống nhất và đồng bộ. Ưu tiên hoạt động ĐĐBĐ phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu, như: thành lập bản đồ xâm nhập mặn, lũ lụt, ngập úng, sạt lở cho các tỉnh chịu ảnh hưởng, xây dựng bản đồ hạn hán cho các địa phương thường xuyên bị hạn hán. Khi quy định xã hội hóa hoạt động ĐĐBĐ, cần cân nhắc có nội dung cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia hoạt động ĐĐBĐ tại Việt Nam để bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế...

Với đánh giá chưa đầy một trang về tác động của Nghị quyết, tôi nghĩ chưa thỏa đáng. Do đó, tôi đề nghị cần đánh giá tổng thể hơn khi ban hành Nghị quyết, nhất là tác động đến kế hoạch trung hạn của cả nước và mức dư nợ vay cũng như các địa phương lân cận sẽ có ảnh hưởng như thế nào. Đặc biệt, khi triển khai Nghị quyết này, tôi nghĩ thành phố cần nghiên cứu, đánh giá tác động cụ thể, rõ hơn, nhất là những vấn đề liên quan thuế, lệ phí và tác động đến người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu LÊ CÔNG ĐỈNH (Long An)

Tôi đồng ý khi thí điểm phải có sự khác biệt nhưng những chính sách mang tính thí điểm có thể tác động đến tâm lý cũng như lợi ích của người dân thì cần thận trọng. Bên cạnh đó, nếu có thuế tài sản áp dụng cho TP Hồ Chí Minh, tôi nghĩ rằng sẽ ảnh hưởng thị trường bất động sản, ảnh hưởng thị trường chứng khoán và chỉ số cạnh tranh, chỉ số hấp dẫn của thành phố…

Đại biểu VŨ THỊ LƯU MA

 

                                          TheoNhandan

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục