Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện Cao Phong cho biết: "Toàn huyện hiện có 2.678 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Trong những năm qua, cán bộ, hội viên đã năng động, sáng tạo, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tận dụng tiềm năng của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển mô hình trồng cây ăn quả có múi. Theo số liệu thống kê năm 2017, trên địa bàn có 1.125 gia trại, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Trong đó phần lớn gia trại trồng cây ăn quả có múi, còn lại là chăn nuôi tập trung và các mô hình kinh tế khác. Hiệu quả từ các mô hình kinh tế đem lại đã giúp đời sống hội viên được cải thiện, tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi xuất hiện nhiều hơn. Tiêu biểu như CCB Bùi Đức Xuân ở xã Đông Phong, CCB Vương Quốc Hùng ở thị trấn Cao Phong…
Dự kiến vụ cam năm nay, vườn cam của CCB Bùi Đức Xuân, xóm Quáng Giữa, xã Đông Phong (Cao Phong) cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Chúng tôi đến thăm CCB Bùi Đức Xuân, xóm Quáng Giữa, xã Đông Phong đúng thời điểm vườn cây ăn quả của gia đình ông đang thu hoạch. Cầm trên tay quả ngọt, ông Xuân chia sẻ về cơ duyên đến với nghề trồng cam: "Trước năm 2012, gia đình phát triển kinh tế dựa vào cây mía, tuy nhiên do thị trường tiêu thụ không ổn định, thu nhập bấp bênh nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Thời điểm đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một hộ gia đình có thu nhập khá nhờ trồng cam. Nhận thấy vậy, tôi mạnh dạn vay vốn Ngân hàng NN&PTNT huyện để phát triển mô hình. Do đã có kinh nghiệm trồng cam khi còn làm việc tại Nông trường Cao Phong nên tôi áp dụng kinh nghiệm và kỹ thuật vào chăm bón cây để nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm.
Hiện tại, diện tích cây ăn quả của gia đình CCB Bùi Đức Xuân được mở rộng lên hơn 1 ha. Nhờ áp dụng tốt kỹ thuật, ông Xuân đã trồng xen ghép 1.200 gốc cam. Năm 2016, gia đình ông Xuân thu bói được 40 tấn quả. Với mức giá trung bình 25.000 đồng/kg, ông thu về trên 1 tỷ đồng. Dự kiến năm nay năng suất cao hơn, giá thành ổn định thì lợi nhuận sẽ tăng cao so với năm trước. Hiện, ông Xuân giải quyết việc làm thường xuyên cho 25 - 30 lao động với mức thu nhập 160.000 đồng/ngày công.
Để khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên có cơ hội đầu tư phát triển các mô hình kinh tế mới, Hội CCB huyện Cao Phong đã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện với tổng dư nợ 59,7 tỷ đồng. Ngoài ra, tại các chi hội đã huy động nguồn quỹ từ cán bộ, hội viên với mức tối thiểu 400.000 đồng/hội viên/năm. Số tiền này nhằm giúp đỡ, hỗ trợ hội viên nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hàng năm, Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 5 - 6 buổi tập huấn chuyên đề về trồng cây ăn quả có múi cho cán bộ, hội viên CCB; chuyển giao KH-KT áp dụng vào quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm.
Nhờ phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế, hiện nay, toàn huyện có trên 1.300 hội viên thu nhập từ 50 triệu đồng đến 5 tỷ đồng mỗi năm; 100 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Mức thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên đạt 32,8 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hội viên nghèo giảm còn 10%.
Đức Anh
(HBĐT) - Sáng 28/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lương Sơn đ? tổ chức tổng kết công tác Mặt trận năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.