(HBĐT) - Cuối tháng 2/1947, Ban cán sự Đảng tỉnh phân công đồng chí Lê Thị Tâm về Tú Lương (chiến khu Hiền Lương – Tu Lý, Đà Bắc) trực tiếp xây dựng phong trào cách mạng. Tại đây, đồng chí Lê Thị Tâm với phương châm "cùng ăn, cùng ở, cùng làm” đã ở lán trại trên rừng với đồng bào, bền chí gây dựng niềm tin, củng cố chính quyền cách mạng và từng bước xây dựng phong trào kháng chiến. Đồng chí đã lần lượt kết nạp các quần chúng ưu tú, tiến bộ vào Đảng.


Dịp Quốc khánh hàng năm, cụ Lê Thị Tâm (bên phải) lại cùng những người bạn cao niên ở tổ 13B, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) ôn lại ký ức lịch sử những tháng ngày hào hùng kháng chiến chống Pháp, thành lập chính quyền tại Hòa Bình.

Tháng 11/1947, chi bộ Đảng Hiền Lương ra đời khẳng định sự phát triển vượt bậc trong phong trào cách mạng của địa phương. Từ Hiền Lương, phong trào đã lan rộng ra các vùng lân cận. Lo ngại trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, người đứng đầu "Xứ Mường tự trị” đã treo giải thưởng 400 đồng Đông Dương cho những ai bắt được Lê Thị Tâm – nữ Bí thư chi bộ đầu tiên của châu Mai Đà.

Hơn 70 năm đã trôi qua, nhưng cụ Tâm vẫn còn nhớ vẹn nguyên việc mình bị treo thưởng với cái "giá” 400 đồng Đông Dương. Kể về ký ức đó, cụ Tâm cười móm mém: "Hào Tráng lúc đó là vùng tạm chiếm; giặc Pháp tiến hành bắt phu, bắt lính rất gay gắt, chúng bắt đồng bào ta phải nộp lương thực, thực phẩm; đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của nhân dân; mua chuộc, dụ dỗ nhân dân bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, chúng treo thưởng rất cao việc bắt được tôi. Nhưng nhờ sự che chở, đùm bọc của đồng bào các dân tộc, tôi vẫn có điều kiện hoạt động ngay trong lòng địch, bám sát cơ sở từng ngày, từng giờ để gây dựng phong trào”.

Năm nay đã bước sang tuổi 96 nhưng cụ Tâm vẫn còn rất minh mẫn. Kỷ vật trong cuộc đời tham gia cách mạng, tư liệu về lịch sử đảng bộ các địa phương vẫn được cụ lưu trữ rất cẩn thận, ngăn nắp và khoa học. Là người quê gốc ở làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Do cuộc sống đói khổ, năm 1937, gia đình cụ Tâm chuyển lên Hòa Bình sinh sống. Lúc này mới 14 tuổi nhưng hàng ngày, cụ Tâm phải chứng kiến cảnh các đoàn tù chính trị bị giặc Pháp trói, dẫn giải từ nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) ngược lên giam giữ ở nhà tù Sơn La và mỗi khi đến khu vực Phương Lâm, thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình), bọn cai đội, binh lính cho phạm nhân nghỉ chân và ngủ lại. Cụ Lê Thị Tâm đã tìm cách để tiếp cận, giúp đỡ những tù chính trị bị đàn áp thông qua việc quyên góp quần áo, thuốc chữa bệnh, quà bánh… vận động nhiều người đến nghe tù chính trị diễn thuyết, bảo vệ tù nhân, phản đối tội ác của giặc Pháp. Chính ở nơi này, cụ đã được những người tù Cộng sản giác ngộ đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Cụ tự nguyện tham gia Hội Cứu tế do các tiểu thương chợ Phương Lâm thành lập, làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ Cứu quốc thị xã Hòa Bình, tham gia Đội Tự vệ đỏ, tham gia học lớp huấn luyện quân sự đầu tiên...

Sau Cách mạng tháng Tám, cụ Lê Thị Tâm được giao nhiều trọng trách của tỉnh và thị xã như: Bí thư Phụ nữ Cứu quốc, giáo viên bình dân học vụ, ủy viên ủy ban Hành chính kiêm Bí thư Phụ nữ thị xã… Tháng 11/1946, cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Do yêu cầu nhiệm vụ, đến tháng 2/1947, cụ được Tỉnh ủy cử vào huyện Đà Bắc làm Bí thư Phụ nữ, trực tiếp phụ trách xây dựng Đảng ở 4 xã: Hiền Lương, Tu Lý, Hào Tráng và Toàn Sơn.

Cụ Tâm nhớ lại: "Tại đây, tôi đã bám cơ sở, tìm hiểu và thực hiện việc phát triển đảng viên. Quan điểm là kết nạp những đối tượng con nhà nghèo vào Đảng, đầu tiên là đồng chí Xa Quý Thanh. Sau đó tôi mạnh dạn tiếp cận, vận động, rèn luyện và kết nạp đảng viên thứ 2 là Xa Quý Thượng (con Chánh Tổng) vào Đảng. Để gây dựng cơ sở cách mạng ở địa phương, chúng tôi đã xuống từng xóm, chỉ đạo các đoàn thể vận động nhân dân tích cực sản xuất, trồng thêm rau màu, lương thực, đồng thời tìm hiểu khó khăn của bà con. Khi nhân dân thiếu muối, vải, dầu..., tôi bàn với 2 đồng chí Thanh, Thượng sang Hoàng Xá (Phú Thọ) mua hàng về bán rẻ cho nhân dân. Từ những nỗ lực nhỏ như vậy, chi bộ Đảng Hiền Lương đã có những bước phát triển ổn định, vững chắc. Để phát triển đảng ở các vùng lân cận, tôi đã cử đồng chí Thanh vào Ban chỉ huy lực lượng vũ trang và củng cố các đoàn thể cứu quốc ở địa bàn Hiền Lương; cử đồng chí Thượng vào làm Thư ký Uỷ ban Hành chính và phụ trách củng cố các đoàn thể cứu quốc ở địa bàn xã Tu Lý. Để đẩy mạnh kháng chiến, tôi cùng chính quyền cách mạng tổ chức hàng chục lớp huấn luyện cán bộ ngắn ngày. Với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng và dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, ủy ban Hành chính ở Hiền Lương, Hào Tráng, Toàn Sơn, Tu Lý đã nhanh chóng được thành lập dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng xã Hiền Lương. Đến năm 1949, 4 chi bộ (Hiền Lương, Tu Lý, Hào Tráng, Toàn Sơn) đã được tách riêng và có đủ điều kiện lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, từng bước đưa cách mạng đi đến thắng lợi. Sau này, còn trải qua rất nhiều cương vị công tác nhưng có lẽ quãng thời gian đưa Đảng về Mai Đà là đặc biệt và đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi.”

 

Đức Anh

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục