(HBĐT) - Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, biết bao người con ưu tú đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng. Rất nhiều chiến sỹ đã bị địch bắt, bị tù đày, giam cầm, tra tấn bằng những thủ đoạn tàn ác nhất. Song, chính nơi ngục tù gian khổ ấy đã "mài sáng” ý chí, tinh thần anh dũng, kiên cường bất khuất, niềm tin vào thắng lợi của cách mạng...


Ông Nguyễn Gia Huệ tự hào với "gia tài” gồm các loại huân, huy chương, kỷ niệm chương được Đảng, Nhà nước tặng thưởng cho những đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

Những bước chân tập tễnh trong cơn đau; những trận ho thắt ngực giữa đêm thường xuyên hành hạ, dày vò... đó là những di chứng dai dẳng còn lại sau những năm tháng bị địch bắt, tra tấn, tù đày suốt bao năm qua của người cựu binh Nguyễn Gia Huệ ở xóm Mận, xã Phong Phú (Tân Lạc). "Bọn cai ngục nó nghĩ ra được trò gì tra tấn dã man nhất, đau đớn nhất thì đều làm trên da thịt anh em mình”, ông Huệ mở đầu câu chuyện với chúng tôi về những năm tháng bị địch bắt tù đày một cách đau đớn, xót xa như vậy.

Sinh ra tại Ninh Bình, khi được 10 tuổi thì bố hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 1963, Nguyễn Gia Huệ khi ấy mới 15 tuổi đã theo chú ruột lên phố Sấu (Yên Thủy) xây dựng kinh tế mới. 3 năm sau (1968), vừa tròn tuổi 18 ông đã viết đơn bằng máu để được lên đường ra trận. Những ngày đầu trong quân ngũ, Nguyễn Gia Huệ được biên chế về Sư đoàn 320. Sau 3 tháng huấn luyện tân binh, vào đúng ngày mùng 1 Tết năm 1969, khi cả đơn vị đang quây quần bên nhau vui vẻ đón xuân thì có lệnh "đi” B. Không kịp về qua nhà từ biệt người thân, ngay trong đêm đơn vị của Nguyễn Gia Huệ đã lên đường. Vào chiến trường, Nguyễn Gia Huệ được biên chế về Sư đoàn 305, Bộ Tư lệnh đặc công, sau đó chuyển về Trung đoàn 46 trực thuộc Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi. Với nhiệm vụ là trinh sát chiến trường, chỉ thị mục tiêu cho các đơn vị đánh địch. Trong một lần đi trinh sát chiến trường, Nguyễn Gia Huệ không may bị thương và sau đó bị địch bắt. "Dù bị thương nhưng tôi vẫn bị địch tra khảo với đủ mọi cực hình rồi chuyển sang dụ dỗ. Không khai thác được gì ngoài cái tên giả là Nguyễn Thanh Kiên, binh nhất vừa vào chiến trường. Chúng đưa tôi về giam giữ tại Non Nước (Đà Nẵng). Đến tháng 5/1972 khi diễn biến chiến trường ngày càng trở nên ác liệt và có lợi cho ta, chúng đã chuyển toàn bộ anh em bị giam cầm ở đây ra Phú Quốc. Tại đây, hàng ngày anh em chúng tôi đều phải đối diện với cảnh tra tấn thừa sống, thiếu chết. Khi thì bị gậy sắt đánh, khi bị gót giày cao su giẫm, đạp lên ngực, bụng. Thậm chí, bọn cai ngục nó nghĩ ra được trò tra tấn gì dù độc ác, tàn bạo đến đâu cũng đều mang ra để hành hạ thân xác anh em. Thường thì sau những trận trận đòn roi, chúng tôi bị chúng nhốt "chuồng cọp” bằng dây thép gai đứng không được, ngồi cũng không xong. Khi đó, lúc thì chúng rắc muối, khi thì đổ nước, chán rồi chúng lại rắc vôi bột và lấy que sắt nhọn chọc vào người. Nhưng khủng khiếp nhất vẫn là bị nhốt vào két - xô (loại hòm thép đựng khí tài) phơi ngoài nắng. Trời nóng, trên người ai cũng chỉ có độc một chiếc quần đùi lại bị khủng bố bởi tiếng búa đập chát chúa bên ngoài rung thấu óc nhiều lúc cảm tưởng như không thể chịu đựng được...”, ông Huệ nhớ lại.

Dù thường xuyên bị tra tấn, chết đi sống lại, nhưng trong ngục tù, các chiến sỹ vẫn luôn giữ vững khí tiết cách mạng, đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khổ ải, chết chóc. Bằng ý chí sắt đá, những chiến sỹ tù đày ở Phú Quốc như ông Huệ đã giữ trọn khí tiết để ngẩng cao đầu trở về với cách mạng, tiếp tục chiến đấu sau khi được trao trả theo Hiệp định Pari năm 1973.

Với ông Huệ, sau hơn 3 năm bị tù đày gian khổ, về với tổ chức, ông tiếp tục trở lại tham gia chiến đấu và được kết nạp Đảng. Khi hết chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường ông luôn nêu cao tinh thần cách mạng, trở thành đảng viên gương mẫu ở địa phương. Mới đây, ông đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Kỷ niệm chương "Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày” để ghi nhận tinh thần kiên trung, bất khuất, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Cũng như ông Huệ, cụ bà Nguyễn Thị Ân (89 tuổi) ở tổ 18, phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình) cũng là một chiến sỹ Cách mạng đã từng bị địch bắt tù đày. Trò chuyện với chúng tôi, bà kể: Tôi sinh năm 1929 ở Bách Thuận, Vũ Thư (Thái Bình). Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945, khi ấy tôi vừa tròn 16 tuổi. Khi đó, được giao là Hội trưởng Hội phụ nữ xã. Là xã bị địch chiếm đóng thế nên thời kỳ đó hoạt động cách mạng cực kỳ khó khăn và nguy hiểm. Trong quá trình hoạt động cách mạng, tôi 7 lần bị địch rình, vây bắt nhưng đều trốn thoát. Đến lần thứ 8, khi đang tuyên truyền cách mạng cho chị em buôn bán ở chợ Tân Đệ thì bị địch bắt. Khi bắt được tôi, bọn lính ngụy tay sai cho giặc Pháp cứ gậy tre vụt thẳng vào người tôi ngay tại chợ...

Sau màn "dạo đầu”, cô thôn nữ trẻ được đưa về đồn Tân Đệ để tiếp tục tra khảo với những ngón đòn vô cùng tàn độc. Ngoài việc sử dụng tay chân, gậy gộc đánh đấm, bà còn bị giặc Pháp và tay sai dùng điện dí khắp người. Không biết ngất đi, rồi lại tỉnh lại bao nhiêu lần nhưng địch chẳng thu được một thông tin gì từ người nữ cán bộ này. Trước sự kiên cường và "cứng đầu” của bà, bọn địch cũng đã phải chùn tay. Không khai thác được gì, bọn chúng đành phải giam cầm người chiến sỹ cách mạng kiên trung này trong ngục tù. Nhưng cũng chính nơi ngục tù tối tăm, Nguyễn Thị Ân tiếp tục được rèn luyện. Để sau khi trốn khỏi nơi giam cầm, được sự giới thiệu của tổ chức, Nguyễn Thị Ân đã cùng với người anh cũng là người đã yêu thương bà về Hoà Bình tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, đưa ánh sáng của cách mạng đến với đồng bào các dân tộc ở vùng rừng núi Tú Sơn (Kim Bôi)... Gắn bó với Hoà Bình, coi đây là quê hương thứ 2, ông bà đã ở lại vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp. Mới đây, bà cũng được Thủ tướng Chính phủ tặng Kỷ niệm chương "Chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt, tù đày” ghi nhận tinh thần kiên trung, bất khuất, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Ông Nguyễn Gia Huệ và cụ bà Nguyễn Thị Ân chỉ là 2 nhân chứng sống trong số các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Từ trong gian khổ, họ đã tỏa sáng bởi ý chí kiên trung, không chịu khuất phục trước kẻ thù. Chiến tranh đã lùi xa, nhắc tới họ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải sống sao cho xứng đáng với quá khứ hào hùng của cha ông...

 

Anh Vũ

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục