Bùi Văn Khánh 
 Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh oanh liệt để dựng xây đất nước hòa bình, ổn định và phát triển hôm nay. Một trong những mốc son sáng chói nhất trong chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước chính là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Ngược dòng lịch sử cách đây 74 năm, cùng với khí thế cách mạng của nhân dân cả nước, ngày 18/8/1945, lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Bắc Kỳ được truyền tới Hòa Bình. Ngay ngày hôm sau, Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh đã kịp thời phát lệnh khởi nghĩa, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng khu căn cứ, chi bộ thị xã và các cơ sở khác trong tỉnh. Lệnh khởi nghĩa truyền đi tới đâu là ở đó cán bộ và quần chúng phấn khởi, khẩn trương hành động. Khắp núi rừng trong tỉnh dấy lên khí thế cách mạng sục sôi chưa từng có. Chỉ từ ngày 20 - 26/8/1945, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành thắng lợi việc giành chính quyền trong toàn tỉnh.

Phong trào cách mạng ở Hòa Bình phát triển trong điều kiện của một tỉnh miền núi nhiều dân tộc, chế độ lang đạo kiềm tỏa ngặt nghèo, đời sống nhân dân khổ cực, trình độ dân trí nói chung còn thấp. Song, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, phong trào cách mạng đã bám rễ vững chắc, phát triển ngày càng sâu rộng trên nhiều địa bàn, trong nhiều dân tộc thành một khối đoàn kết dưới ngọn cờ Mặt trận Việt Minh do Đảng lãnh đạo, tiến lên giành thắng lợi rực rỡ.

Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Hòa Bình đã góp phần làm nên thắng lợi chung của cả nước. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chính quyền cả nước thuộc về tay nhân dân.


Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu thăm quan gian hàng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Hòa Bình tại Hội nghị tổng kết 10 năm chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM khu vực miền núi phía Bắc tổ chức tại tỉnh.Ảnh: P.V

Ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đồng thời trịnh trọng tuyên bố với thế giới: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

Tuyên ngôn Độc lập đánh dấu sự chấm dứt ách thống trị, bóc lột của các thế lực xâm lược cũng như đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến quân chủ tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra thời đại mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, giành lại quyền được sống trong độc lập, tự do. Đồng thời mở ra giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam - giai đoạn xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH.

74 năm qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động, là sức mạnh to lớn để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Hòa Bình vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng tỉnh nhà ngày một giàu đẹp, văn minh.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016-2020, trong điều kiện tình hình thế giới và đất nước có nhiều chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự đổi mới, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và sự phối hợp hiệu quả của các ngành, các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận của nhân dân, KT - XH của tỉnh ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,36%. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 3.378 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50,7 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,26%. Toàn tỉnh có 63 xã về đích nông thôn mới. Đặc biệt, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng 4 bậc so với năm 2017, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số cải cách hành chính tăng 9 bậc, xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố.

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm 2019; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh; đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN. Cùng với sự cố gắng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình KT - XH đã có những chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng khá.

6 tháng đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 8,07%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá cố định 2010) ước đạt 4.382 tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 18.300 tỷ đồng, tăng 15,46% so với cùng kỳ. Tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 1.617,6 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương ước đạt 6.629,2 tỷ đồng. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư và xuất khẩu đều đạt kết quả khá, công tác xây dựng chính quyền có nhiều đổi mới. Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, GD&ĐT, y tế chuyển biến tích cực; lao động, việc làm và thực hiện chính sách an sinh xã hội được quan tâm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; quốc phòng quân sự địa phương bảo đảm, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Phát huy tinh thần, những giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Tám cũng như giá trị lịch sử và thời đại của Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình nguyện kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo; tranh thủ thời cơ thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhằm đẩy nhanh phát triển KT - XH, quyết tâm xây dựng quê hương Hoà Bình phát triển lên một bước mới, ngày càng giàu đẹp, văn minh.


Các tin khác


Đưa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đi vào nề nếp, đúng pháp luật

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 tôn giáo chính (Công giáo, Phật giáo, Tin lành) với trên 48.000 tín đồ, chiếm 5,9% dân số toàn tỉnh. Trong đó, chủ yếu là Phật giáo với trên 26.700 tín đồ, Công giáo 21.370 tín đồ. Thực hiện Quyết định số 245-QĐ/TU, ngày 29/6/2016 của BTV Tỉnh ủy về việc ban hành Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước (QLNN) về tín ngưỡng, tôn giáo (TN, TG) trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới (Đề án 245), cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc.

Chiêu đãi trọng thể nhân dịp kỷ niệm 74 năm Quốc khánh 2-9

Tối 29-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể các vị Ðại sứ, Ðại biện, Trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc tại tỉnh ta về thực hiện chính sách pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em


*Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn giám sát

(HBĐT) - Ngày 29/8, Đoàn giám sát của Quốc hội do đồng chí Uông Chu Lưu, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh. Tham gia đoàn giám sát có các đồng chí: Nguyễn Thanh Hải, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội; Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh... Làm việc với đoàn, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành.

HĐND tỉnh khảo sát thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT)-Ngày 29/8, HĐND tỉnh đã tiến hành khảo sát tình hình triển khai và kết qủa thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT)" trên địa bàn huyện Lạc Sơn theo Quyết định số 1956 và Quyết định số 917 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016 -2020. Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc khảo sát. 

Huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 3 dân tộc chủ yếu, trong đó dân tộc Kinh chiếm 23,2%, dân tộc Mường 76,02%, dân tộc Dao 0,59%. Xác định thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, cấp ủy, chính quyền huyện luôn chú trọng quán triệt, tuyên truyền sâu rộng chính sách về công tác dân tộc; ưu tiên các chương trình, dự án đầu tư cho vùng khó khăn và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), giúp bà con lao động sản xuất, từng bước ổn định đời sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục