Đảng ta, khi tuổi mới 15 đã lãnh đạo toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, chấm dứt chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ và thoát ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, là trang sử vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Từ đó Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta, dân tộc ta vững bước tiến lên trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập thể hiện những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Ảnh tư liệu

Trước hết, Tuyên ngôn Độc lập khẳng định: Dân tộc Việt Nam cũng như bất cứ dân tộc nào trên thế giới đều có quyền được sống, quyền độc lập, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Bác Hồ trích dẫn một đoạn nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ sau khi các dân tộc Bắc Mỹ giành được độc lập, tự do, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó, Bác đã nêu một câu bất hủ trong bản "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của cách mạng Pháp sau khi nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc cách mạng năm 1789 xóa bỏ chế độ phong kiến Pháp, thực hiện nền dân chủ tư sản: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao ý nghĩa nhân văn to lớn trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp chính là nêu lên một nguyên lý cơ bản, khẳng định nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam là một lẽ đương nhiên, một điều tất yếu, không ai chối cãi được. Đồng thời, Bác cũng đặt cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam sánh ngang với hai cuộc cách mạng tiến bộ điển hình của thế giới, là cách mạng giải phóng dân tộc của Mỹ (1776) và cách mạng dân chủ tư sản của Pháp (1789). Đây cũng là điều thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc có cơ sở lịch sử và rất chính đáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đanh thép lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, đồng thời thể hiện lòng yêu nước, thương dân vô hạn của Người. Bọn thực dân đã "lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Hàng loạt tội ác nham hiểm của bọn xâm lược đối với nhân dân ta cứ tầng tầng lớp lớp bị phơi bày và lên án, khiến bọn thực dân không thể chối cãi và người người đều căm giận: "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man… Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu… Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều…”.

Một tư tưởng nổi bật trong Tuyên ngôn Độc lập là Bác Hồ khẳng định và đề cao nhân nghĩa, chính nghĩa và văn hóa Việt Nam. Dù bọn thực dân vô cùng tàn ác đối với nhân dân ta, nhưng "đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”. Tội ác của kẻ thù càng chồng chất thì mầm cách mạng của nhân dân ta càng trỗi dậy. Vì thế, cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là một hành động lịch sử tất yếu của nhân dân ta để giành lấy các quyền lợi chính đáng của mình: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.

Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đấy cũng chính là tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Bác Hồ đã kêu gọi nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

Tuyên ngôn Độc lập khích lệ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới anh dũng đứng lên chống chủ nghĩa thực dân, "đem sức ta mà giải phóng cho ta”! Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình và triệt để đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây, nhân dân nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ La-tinh noi gương Việt Nam, đã nổi dậy tiến hành cuộc cách mang dân tộc và dân chủ của nước mình, làm suy yếu chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Tuyên ngôn Độc lập của Bác Hồ nhắc nhở chúng ta: Giành được độc lập đã khó, nhưng giữ vững được độc lập, để đất nước phát triển bền vững, nhân dân được hạnh phúc và tự do còn khó khăn gấp bội phần. Muốn thực hiện được điều lớn lao đó, phải tiến hành cuộc cách mạng triệt để, dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân và phải luôn luôn vì quyền lợi của nhân dân. Đấy cũng là ý nghĩa sâu xa của Tuyên ngôn Độc lập.

Tuyên ngôn Độc lập thể hiện sáng ngời tư tưởng của Hồ Chí Minh về quốc quyền, nhân quyền, tinh thần nhân văn và chính nghĩa Việt Nam, tỏ rõ ý chí của dân tộc ta quyết tâm bảo vệ nền Độc lập, quyền tự do.

Tuyên ngôn Độc lập nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, gắn liền đất nước Việt Nam với tên tuổi Hồ Chí Minh, khích lệ chúng ta vững bước đi tới tương lai tươi sáng.

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử


Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục