(HBĐT) - Sáng 19/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Phùng Quốc Hiển, QH thảo luận về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận tại Hội trường.
Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình bày tỏ sự đồng tình với Tờ trình của Chính Phủ về sự cần thiết ban hành luật và những nguyên tắc, quan điểm cần được thể hiện trong dự thảo luật. Về nội dung cụ thể của dự thảo luật, đại biểu đề nghị: Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của dự án PPP được quy định tại điều 13 dự thảo Luật, đề nghị nghiên cứu áp dụng thống nhất với Luật Đầu tư công, trong đó ghi nhận về thẩm quyền của HĐND các cấp trong việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án PPP. Đề nghị nghiên cứu tính khả thi của quy định về dự án do nhà đầu tư đề xuất tại các Điều 27, Điều 28, Điều 29.
Về lựa chọn nhà đầu tư được quy định từ Điều 30 đến Điều 36 của dự thảo, theo đại biểu cần thiết kế cách tiếp cận chủ động của Nhà nước, tức là tăng cường tính chỉ định thầu đối với các nhà đầu tư có tiềm năng có năng lực tài chính, có khoa học, công nghệ tốt, kinh nghiệm xây dựng, quản lý và vận hành các dự án PPP lớn trong và ngoài nước.
Về sử dụng vốn quản lý Nhà nước trong các dự án PPP xây dựng công trình hệ thống cơ sở hạ tầng tại Điều 65, chỉ quy định tách một dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong quá trình dự án PPP tại điểm a, khoản 5 điều này, nhằm đảm bảo cơ chế quản lý của Nhà nước theo cơ chế đầu tư công đối với vốn Nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP để cung cấp sản phẩm dịch vụ công thuộc dự án PPP. Tại Điều 66 cần bổ sung quy định Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản phẩm dịch vụ công được sử dụng trong hợp đồng BTL, BLT để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP trên cơ sở mức độ đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng nhưng không cao hơn giá bình quân của sản phẩm dịch vụ cùng loại trên thị trường tại thời điểm thanh toán.
Về việc chia sẻ rủi ro về doanh thu được quy định tại Điều 77, cần nghiên cứu bổ sung thẩm quyền quyết định chia sẻ rủi ro là cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của dự án PPP.
Quy định về góp vốn của chủ sở hữu tại Điều 72 để chống nhà đầu tư "tay không bắt giặc”, cần bổ sung Khoản 1, nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án; nếu liên doanh chủ đầu tư thì vốn chủ sở hữu của mỗi bên tham gia liên doanh không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án.
Về thanh tra kiểm toán quy định tại Điều 80 của dự thảo luật, cần quy định kiểm toán Nhà nước toàn bộ dự án PPP mà không giới hạn trong phạm vi phần vốn góp của Nhà nước vào dự án được quy định tại Điều 65, Điều 67 của dự thảo luật. Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và cung cấp dịch vụ công của Nhà nước với người dân và xã hội.
*Buổi chiều, QH họp phiên toàn thể ở Hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu. QH nghe Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Tiếp đó, QH nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Sau đó, QH thảo luận ở Tổ về hai dự án Luật nêu trên.
Tham gia góp ý vào dự thảo Luật Hòa giải, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Trưởng Ban Dân nguyện của QH, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đồng tình với quan điểm không thu lệ phí hòa giải, đối thoại tại tòa. Vì điều này sẽ khuyến khích mọi người lựa chọn phương pháp hòa giải đối thoại tại tòa án.Việc các tranh chấp, khiếu kiện được giải quyết thông qua hòa giải, đối thoại, vụ việc không phải qua thủ tục theo quy định của các luật Tố tụng, kết quả giải quyết được các bên tự nguyện thi hành sẽ tiết kiệm một khoản kinh phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước.
Tham gia vào dự thảo Luật Giám định tư pháp, đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, thời gian trưng cầu giám định các vụ việc xâm hại đối với trẻ em như hiện nay là quá dài, đề nghị rút ngắn.
Đại biểu Bùi Thu Hằng, Phó giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị cần quan tâm đến những chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực làm công tác pháp y. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị cần xem xét giảm bớt các thủ tục, tránh rườm rà trong việc bổ nhiệm giám định kiêm nhiệm và quy định về việc phối hợp giữ các cơ quan giám định pháp y tại tỉnh.
Hoài Thu (Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh - TH)
(HBĐT) - Sáng 18/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
Ngày 18/11/2019, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Thường trực Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo để nghe báo cáo kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 15 đến nay; thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc nổi cộm, phức tạp, có khó khăn, vướng mắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1 - 18/11, tại khắp các khu dân cư trong tỉnh sôi nổi diễn ra Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là ngày hội lớn của toàn dân được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2019). Năm nay, Ngày hội diễn ra trong không khí vui tươi, đầm ấm, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, khơi dậy tính tự chủ của nhân dân.
(HBĐT) - Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, song những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, huyện Đà Bắc đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình, điển hình hay, góp phần vào sự ổn định, phát triển quê hương.
Chủ tịch Quốc hội vui mừng khi biết thời gian qua, ấp Sóc Chà B đã có những đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện Trà Cú cũng như tỉnh Trà Vinh.
1. Đại đoàn kết dân tộc (ĐĐKDT) giữ vai trò hàng đầu trong tư tưởng của Bác.
Thống kê và phân tích những bài viết, bài nói của Bác đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập cho thấy Bác đã đề cập vấn đề đoàn kết (ĐK) trong 839 bài viết, chiếm tỷ lệ 43%; sử dụng từ ĐK, đại đoàn kết (ĐĐK) tới 1.809 lần. Trong đó có những bài được nhắc nhiều như: 16 lần trong "Sửa đổi lối làm việc”, 17 lần trong "Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, 19 lần trong diễn văn kỷ niệm Quốc khánh 2/9/1957. Trong Di chúc, Bác đã sử dụng 8 lần từ ĐK với ba vấn đề: 1) ĐĐK toàn dân tộc và việc xây dựng khối ĐĐKDT. 2) ĐK là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng. 3) ĐK quốc tế, hữu nghị và hợp tác.