(HBĐT) - Xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) không nằm trong diện phải sáp nhập với địa phương khác. Tuy nhiên, trong xã có xóm Nang có 80 hộ, hơn 300 nhân khẩu nên cần phải sáp nhập. Thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, xóm của tỉnh, tháng 1/2019, cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể xã đã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân xóm Nang và xóm Mới sáp nhập thành xóm Mới Nang với tổng số gần 300 hộ dân.
Thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo", cấp ủy, chính quyền xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) vận động thành công 2 xóm Mới và xóm Nang sáp nhập thành xóm Mới Nang vào đầu năm 2019.
Theo đồng chí Bùi Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Văn Nghĩa, để đạt được kết quả đó, công tác "Dân vận khéo” được thực hiện thường xuyên từ cấp xã đến xóm, đưa ra họp bàn công khai lấy ý kiến thống nhất của nhân dân. Sau khi 100% nhân dân hai xóm nhất trí mới tiến hành sáp nhập để đảm bảo tính dân chủ, khách quan, đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Đây là một trong nhiều ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả công tác "Dân vận khéo” ở xã Văn Nghĩa nói riêng và huyện Lạc Sơn nói chung.
Những năm qua, cấp uỷ các cấp, chính quyền huyện Lạc Sơn đã coi trọng, quan tâm đúng mức tới công tác "Dân vận khéo”. Thể hiện qua việc lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành đầy đủ các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận. Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo” huyện, triển khai thực hiện phong trào đến tận cơ sở xã, xóm, trong tất cả các cơ quan, đơn vị đã tạo chuyển biến rõ nét. Trước hết là nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ cơ quan, đơn vị, phát huy vai trò người đứng đầu gương mẫu thực hiện. Nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Thực hiện "Dân vận khéo” gắn với tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là trong xây dựng nông thôn đã tạo diện mạo hoàn toàn mới. Từ năm 2011 đến nay, tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM toàn huyện trên 1.400 tỷ đồng, trong đó, đã vận động nhân dân đóng góp hơn 236 tỷ đồng. Từ sự đồng thuận, người dân đã hiến gần 227.000 m2 đất, hơn 73.200 ngày công lao động, trị giá trên 24,7 tỷ đồng.
Trong xây dựng các mô hình "Dân vận khéo”, hiện, toàn huyện có 365 mô hình. Trong đó, lĩnh vực kinh tế 95 mô hình; văn hóa - xã hội 121 mô hình; QP-AN 132 mô hình; xây dựng hệ thống chính trị 17 mô hình. Tiêu biểu như mô hình cung cấp giống cây dổi ươm và ghét của các hộ: Bùi Văn Đẩu, Bùi Văn Dạn (xóm Be Trên), Bùi Văn Manh (xóm Be Dưới), xã Chí Đạo bình quân cho thu nhập từ 150 - 300 triệu đồng/năm; "Xây dựng khu dân cư xanh, sạch, văn minh" của xã Vũ Lâm; "Tiếng kẻng bình yên” của xã Bình Cảng; "Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu” ở xóm Tôm, xóm Chiềng, xã Tân Lập... Các mô hình được xây dựng sát với điều kiện thực tế ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị đem lại hiệu quả thiết thực.
Nhằm kiểm tra, đánh giá đúng thực chất việc thực hiện công tác "Dân vận khéo”, thời gian qua, Ban Chỉ đạo huyện đã tiến hành kiểm tra 23 cuộc; MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội kiểm tra 1.440 cuộc; Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn phối kết hợp kiểm tra 1.317 cuộc. Qua đó, kịp thời đôn đốc, nắm tình hình nhân dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ngay tại cơ sở.
Đồng chí Bùi Thị Vân, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Lạc Sơn cho biết: "Thực hiện "Dân vận khéo” là nhiệm vụ cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Do đó, thời gian tới, hệ thống dân vận các cấp trong huyện tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở về công tác dân vận. Đặc biệt, liên tục đổi mới phương pháp làm "Dân vận khéo” để nâng cao hiệu quả hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên làm tiền đề vận động nhân dân tích cực làm theo”.
Thanh Sơn
Ngày 18-11-2019, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Thường trực Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo để nghe báo cáo kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 15 đến nay; thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc nổi cộm, phức tạp, có khó khăn, vướng mắc. Phát biểu kết luận Cuộc họp, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh:
(HBĐT) - Sáng 18/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
Ngày 18/11/2019, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Thường trực Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo để nghe báo cáo kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 15 đến nay; thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc nổi cộm, phức tạp, có khó khăn, vướng mắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1 - 18/11, tại khắp các khu dân cư trong tỉnh sôi nổi diễn ra Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là ngày hội lớn của toàn dân được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2019). Năm nay, Ngày hội diễn ra trong không khí vui tươi, đầm ấm, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, khơi dậy tính tự chủ của nhân dân.
(HBĐT) - Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, song những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, huyện Đà Bắc đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình, điển hình hay, góp phần vào sự ổn định, phát triển quê hương.
Chủ tịch Quốc hội vui mừng khi biết thời gian qua, ấp Sóc Chà B đã có những đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện Trà Cú cũng như tỉnh Trà Vinh.